Yêu nước: Yêu quý các di sản văn hóa, tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN MĨ THUẬT 9 ĐAN MẠCH CV 5512 HK1 (Trang 66 - 69)

đó.

- Nhân ái: yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn

lòng giúp đỡ bạn bè.

- Chăm chỉ: chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung

của nhóm

- Trung thực: học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng trong học tập và hoạt

động.

- Trách nhiệm: có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn với những sản phẩm cá nhân và nhóm

hoạt động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV chuẩn bị:

- Hình ảnh phù hợp với chủ đề:

+ Tranh, ảnh về chạm khắc gỗ trong đình làng Việt Nam.

- Sách học mĩ thuật 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

2. HS chuẩn bị:

- Sách học mĩ thuật lớp 9

- Tranh, ảnh sưu tầm về chạm khắc gỗ đình làng. - Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, kéo, hồ dán…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌCA. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a, Mục tiêu: Tạo hứng thú hấp dẫn với tiết học

b, Nội dung: Hoạt động cá nhân, cá lớp trả lời câu hỏic, Sản phẩm: Trả lời miệng c, Sản phẩm: Trả lời miệng

d, Tổ chức thực hiện:

- GV giới thiệu chủ đề: Ở vùng đồng bằng miền Bắc và Trung Việt Nam, theo truyền

thống, mỗi làng xã thường xây dựng ngồi đình riêng. Trên mỗi đình làng thường có các bức chạm khắc gắn liền với sinh hoạt làng xã. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các bức chạm khắc của các ngôi đình cổ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: (Tiết 1) Mô phỏng lại hình ảnh chạm khắc trong đình làng a. Mục tiêu:

- Hiểu được một số nét về đình làng Việt Nam.

- Hiểu được vẻ đẹp của nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng và ý nghĩa của ngôi đình trong đời sống xã hội

- Mô phỏng được hình ảnh điêu khắc đình làng

b. Nội dung:

- Mô phỏng lại một hình ảnh chạm khắc gỗ đình làng. - Nhận xét bài mô phỏng

c. Sản phẩm:

- Mô phỏng được hình ảnh điêu khắc đình làng

- Biết trân trọng, yêu quý và giữ gìn những nét đẹp nghệ thuật của cha ông ta để lại.

d. Cách thực hiện:

Hoạt động của GV- HS Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1.1. Mô phỏng

1. Mô phỏng lại hình ảnh chạmkhắc trong đình làng khắc trong đình làng

- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 7.1 trang 49 – sách học mĩ thuật

+ Vẽ lại hình ảnh trên phù điêu bằng bút chì từ hình mảng khái quát đến chi tiết.

+ Vẽ màu theo cảm nhận của cá nhân.

1.2. Nhận xét

- GV hướng dẫn học sinh trưng bày bài vẽ ở vị trí thích hợp.

- Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét bài mô phỏng của bạn và của mình.

+ Hình ảnh trong bài thể hiện hoạt động gì? + Hoạt động này diễn ra ở đâu? Vào dịp nào? + Hình ảnh chính, hình ảnh phụ trong bài là gì? Màu nào là màu chủ đạo của bức vẽ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Quan sát và vẽ mô phỏng lại một hình ảnh chạm khắc gỗ đình làng.

Bước 3: Báo cáo thảo luận

- Trưng bày bài vẽ mô phỏng. - Quan sát, nhận xét bài mô phỏng.

Bước 4: Kết luận nhận định

Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức

1.1. Mô phỏng

+ Vẽ lại hình ảnh trên phù điêu bằng bút chì từ hình mảng khái quát đến chi tiết.

+ Vẽ màu theo cảm nhận của cá nhân.

1.2. Nhận xét

Trưng bày bài vẽ, học sinh thảo luận về nội dung đề tài, hoạt động của các nhân vật trong bài vẽ:

+ Hình ảnh thể hiện hoạt động gì? + Hình ảnh nãy diễn ra ở đâu, trong dịp nào?

+ Hình ảnh chính, phụ trong bài là gì?

Hoạt động 2: (Tiết 2) Tìm hiểu sơ lược về chạm khắc và kiến trúc đình làng a. Mục tiêu:

- Hiểu được vẻ đẹp của nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng và ý nghĩa của ngôi đình trong đời sống xã hội.

- Nêu được cảm nhận về những giá trị ông cha ta để lại. Biết phát huy, giữ gìn những giá trị tốt đẹp đó.

b. Nội dung:

- Chạm khắc đình làng - Kiến trúc đình làng

c. Sản phẩm:

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN MĨ THUẬT 9 ĐAN MẠCH CV 5512 HK1 (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w