Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Tiểu luận Một số giải pháp tuyên truyền khắc phục tâm lý tiểu nông của người nông dân huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa hiện nay (Trang 28 - 31)

Thực hiện phát triển lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, kết hợp tốt phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị hóa nông thôn.

Bởi vì, nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua nhiều năm chiến tranh, nông dân và nông thôn còn nghèo; còn nhiều khó khăn về vốn, trang thiết bị máy móc và áp dụng khoa học công nghệ vào nông thôn. Mặt khác, cơ cấu kinh tế nông thôn còn nặng về nông nghiệp; trong nông nghiệp còn nặng về trồng trọt. Sản xuất

nông nghiệp ở nhiều nơi còn manh mún, phân tán quy mô nhỏ, mang nhiều yếu tố tự phát và dấu vết của kinh tế tự cung, tự cấp. Thực tiễn này đòi hỏi chúng ta phải đổi mới, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm để nắm bắt cơ hội, vượt qua thử thách, khó khăn, khắc phục sự lạc hậu về kinh tế, văn hóa, xã hội ở khu vực nông thôn. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nông thôn, đồng thời phải có chính sách khuyến khích mạnh mẽ cán bộ khoa học - kỹ thuật, cán bộ ở thành phố, nhất là thanh niên về phục vụ lâu dài ở nông thôn nhằm thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Cần phải xã hội hóa khu vực nông thôn và nông dân, mở rộng quan hệ giao lưu của họ với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác, nhất là với công nhân và trí thức, để vừa đảm bảo nền tảng liên minh công nông vững chắc, vừa cải biến tư tưởng, tâm lý, tập quán, thói quen của người nông dân đã tồn tại từ bao đời do tính chất của sản xuất nhỏ, nhằm hình thành tư duy mới, phong cách công nghiệp trong lối nghĩ và cách làm.

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm huy động tổng hợp các nguồn lực đầu tư phát triển toàn diện khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Mục tiêu cao nhất của Chương trình là nâng cao mọi mặt đời sống của nhân dân vùng nông thôn, nhằm thay đổi tư duy, nhận thức cũng như vai trò, vị trí của người nông dân trong đời sống xã hội. Thời gian qua, cùng với cả hệ thống chính trị, các cơ quan báo chí trong nước, các cơ quan báo chí của tỉnh đã tập trung tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn một số cấp uỷ, chính quyền địa phương vẫn chưa nắm vững cơ chế thực hiện xây dựng nông thôn mới, dẫn đến thiếu sự chủ động, chưa có các chủ trương, biện pháp hiệu quả huy động nguồn lực, vẫn còn tâm lý trông chờ. Nhiều người dân nông thôn còn hiểu một cách chung chung, do vậy không nhận thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân, gia đình trong việc xây dựng nông thôn mới. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của Chính phủ được thực hiện theo cơ chế “nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ”. Trong đó, người dân có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là chủ thể thực hiện, vừa là người trực tiếp hưởng lợi. Nếu không hiểu rõ nội dung, mục đích, ý

nghĩa, vai trò, trách nhiệm cũng như quyền lợi, người dân không thể tham gia thực hiện một cách tích cực, hiệu quả. Thực tế hiện nay, ở các xã thực hiện thí điểm xây dựng nông thôn mới đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc; năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế, chưa đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong tình hình mới. Nhiều địa phương quá chú trọng việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa thực sự quan tâm xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, giúp người dân có việc làm, nâng cao thu nhập. Vai trò chủ thể của người dân nông thôn chưa được phát huy và khó khăn về nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án…

Từ thực trạng trên, cùng với việc đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước giúp cán bộ, nhân dân ở cơ sở nắm vững nội dung, cơ chế thực hiện, nhận thức rõ trách nhiệm, quyền lợi từ đó có sự tham gia chủ động, tích cực, báo chí cần chú trọng thông tin, phản ánh những khó khăn, tồn tại, vướng mắc ngay từ cơ sở, thực hiện tốt chức năng phản biện, giúp cấp uỷ, chính quyền các cấp xây dựng những chủ trương, chính sách, cơ chế hỗ trợ, tháo gỡ phù hợp, hiệu quả. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí cần đẩy mạnh thông tin, giới thiệu, cổ vũ những đơn vị, địa phương có những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả để các địa phương khác học tập, vận dụng, đưa xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp giữa các địa phương. Ngoài ra, các cơ quan báo chí cần thực hiện tốt chức năng tham gia giám sát, đấu tranh với những việc làm sai trái, tiêu cực, lợi dụng để trục lợi cá nhân, góp phần đảm bảo các công trình, dự án xây dựng nông thôn mới được thực hiện công khai, minh bạch, hiệu quả. Với ưu điểm ở gần cơ sở, các cơ quan báo chí của tỉnh cần phát huy vai trò của mình trong việc thông tin, đưa chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước về cơ sở cũng như thông tin, phản ánh thực tế, những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc từ cơ sở tạo sự đồng thuận trong xã hội, qua đó khẳng định vai trò “cầu nối” tin cậy giữa Đảng, Nhà nước và các tầng lớp nhân dân trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng Hội Nông dân Việt Nam vững về chính trị tư tưởng, mạnh về tổ chức, thống nhất về hành động thực sự là "Trung tâm và nòng cốt trong phong trào

nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới"; Hội Nông dân hoạt động có hiệu

quả để tập hợp, đoàn kết nông dân thành lực lượng chặt chẽ, thống nhất; tăng cường các hoạt động hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ và dạy nghề cho nông dân; tiến tới có thể tiếp nhận một số dịch vụ công của Nhà nước và giảm chi phí cho dịch vụ tư nhân đến nông thôn.

KẾT LUẬN

Hiện nay, tâm lý tiểu nông của người nông dân vẫn tồn tại không chỉ riêng ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa mà còn ở nhiều địa phương trên cả nước, tâm lý đó vẫn còn len lỏi trong đời sống người nông dân. Công tác tuyên truyền với nhiều phương pháp, nội dung nhằm khắc phục căn bệnh cố hữu đó tuy đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đánh dấu những bước đi thuận lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn mới trên cả nước; nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế do những nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động đến.

Để chuẩn bị tốt cho những bước đi mới, cần có nhiều giải pháp hơn nữa với sự tập trung đầu tư hơn nữa để tiến tới loại bỏ triệt để tâm lý này trong đời sống nhân dân, đưa địa phương thực sự bước vào xu thế hội nhập trong cả nước; nhằm thúc đẩy hơn nữa chất lượng cuộc sống, đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân.

Công tác tuyên truyền khắc phục tâm lý tiểu nông của huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa bên cạnh những mặt tích cực cần bám sát hơn nữa yêu cầu thực tiễn, những cơ quan tham mưu cần nhạy bén hơn nữa trước xu thế mới để giúp cấp uỷ cấp tỉnh đề ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn phù hợp với nguyện vọng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Một số giải pháp tuyên truyền khắc phục tâm lý tiểu nông của người nông dân huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa hiện nay (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w