2. Kiến nghị về cơ chế và chính sách
2.4. Các kiến nghị về cơ chế, chính sách
Ngân hàng đóng vai trò quan trọng , là mắt xích quan trọng nhất trong việc phát triển tín dụng xanh, chính vì thế muốn đẩy mạnh quá trình xanh hóa tín dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả thì mấu chốt cần chú trọng trước tiên chính là vấn đề ở ngân hàng. Nhóm mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị như:
- Kiểm soát chặt chẽ và nâng cao chất lượng nghiệp vụ cấp tín dụng để đảm bảo sự an toàn, hiệu quả và tránh được các sai sót, rủi ro phát sinh liên quan đến các quy định của pháp luật Việt Nam.
- Kiểm soát dòng tiền, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ thông qua việc phát triển mô hình tín dụng khép kín trong sản xuất nông nghiệp, hướng tới mục tiêu nâng cao xuất khẩu, mở rộng thị phần.
- Triển khai các phương án cho vay qua một tổ chức hay nhóm cơ quan đặc quyền nhằm mở rộng mô hình hoạt động nhỏ lẻ, tiết kiệm được chi phí cho vay và thuận tiện trong việc giao dịch ở những vùng nông thôn, vùng núi,…
- Quản lý rủi ro tín dụng chặt chẽ hơn. Cần đưa ra nhiều tiêu chí đánh giá phù hợp để thẩm định các dự án đầu tư chính xác, từ đó sẽ phòng ngừa được các rủi ro tín dụng xảy ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Báo cáo tài chính Kienlongbank”, năm 2016 – 2018, fiancevietstock.vn. 2. “Báo cáo tài chính HDBank”, năm 2016 – 2018, financevietstock.vn. 3. “Báo cáo tài chính BAB”, năm 2016 – 2018, financevietstock.vn.
4. Minh Huy, ngày 24 tháng 4 năm 2017, “Phát triển tín dụng xanh”, Sài Gòn Giải phóng Online.
5. An Ngô, ngày 03 tháng 06 năm 2019, “Agribank - Thúc đẩy “xanh hóa” tín dụng”, Thương hiệu & Công luận.
6. Ngô Quốc Thông, ngày 05 tháng 01 năm 2019, “Tín dụng xanh – xu hướng tài chính tất yếu của xã hội”, Thời báo Today.