Nghiên cứu địa danh học lịch sử qua so sánh bản đồ

Một phần của tài liệu Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ từ góc độ văn bản học và diên cách địa danh (Trang 50 - 58)

3.2.1Địa danh học Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ

Theo thống kê sơ bộ, văn bản HLCHBĐ sử dựng 708 địa danh để mô tả trên bản

đồ, các địa danh này bao gồm: thành, dinh, thừa ti, phủ, huyện, núi, đèo, sông, biển, kênh, ghềnh, miếu, đền, quán, tuần ti… Chúng tôi tạm xếp chúng thành các nhóm địa danh: Hành chính, sơn xuyên, lộ trình, phòng thủ, di tích và các địa danh khác. Để có thể nêu bật được đặc trưng địa danh học văn bản, chúng tôi xin trình bày hai ý: (1) Mật độ phân bố địa danh, (2) Nội dung địa danh phân bố.

Nhìn vào biểu đồ 3.1 (xem thêm Phụ lục 3), chúng ta có thể thấy rằng, mật độ phân bố địa danh giữa các đơn vị hành chính không đồng đều. Cụ thể, càng đi vào phía Nam, mật độ địa danh học càng tăng, đặc biệt là vùng Thanh Hóa, Nghệ An và Thuận Hóa. Khu vực phía Bắc như phủ Phụng Thiên, Sơn Nam hay Thanh Hoa ngoại trấn không mô tả quá nhiều địa danh. Trong khi đó, theo khảo sát ban đầu, từ Thăng Long cho tới Ninh Bình có 2 lộ trình được thực hiện là đường bộ và đường sông. Như vậy, mặc nhiên khu vực này phải mô tả nhiều đơn vị địa danh, tuy nhiên khu vực mô tả ít địa danh, có lẽ tác giả không coi trọng địa danh học phía Bắc. Đặc trưng này hoàn toàn khác với các bản đồ khác là phân bố dày đặc ở phía Bắc, giảm

dần về phía Nam: An Nam đại quốc họa đồ [16], An Nam quốc đồ [11], hay Tổng

Quát đồ. Không khó để nhận thấy, khu vực địa danh học tập trung nhiều nhất là vùng Nghệ An, hầu hết các thông số địa danh học văn bản đều thể hiện khu vực này. Đáng chú ý là mật độ địa danh khu vực Bố Chính phía bắc và Bố Chính nam, nhìn theo tiến trình lịch sử, đây là khu vực diễn ra nhiều các cuộc xung đột giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài. Số liệu: Hành chính Sơn xuyên Lộ trình Phòng thủ Di tích Địa danh khác Tổng Phụng Thiên 4 3 1 1 9 Sơn Nam 23 12 33 2 1 71 Thanh Hoa ngoại trấn 7 8 16 3 34 Thanh Hoa 16 31 47 5 1 1 101 Nghệ An 18 66 97 12 2 4 199 Thuận Hóa 15 17 54 28 3 11 128 Quảng Nam 21 82 44 6 1 2 156

120 100 Hành chính 80 Sơn xuyên 60 lộ trìnhPhòng thủ 40 Di tích 20 Khác 0

Phụng Sơn THNT Thanh Nghệ Thuận Quảng Thiên NamHoaAnHóaNam

Có lẽ tư duy lịch sử đã tác động ít nhiều tới người vẽ bởi mật độ khu vực phía Nam bản đồ bị giảm dần sau khu vực hành chính Thuận Hóa. Khu vực này là khu vực thuộc Đàng Trong, trong khi tác giả thuộc Đàng Ngoài, không có nhiều thông tin, cùng khảo sát thực tế. Cho nên đã cố gắng pha trộn những thông tin mà mình thu thập được để mô tả, có thể dẫn ra một số ví dụ, như: tỉ lệ mô tả khu vực cửa Cam Ranh bị bóp méo, đơn vị địa danh “chợ” phần lớn là mô tả ở khu vực Đàng Ngoài, hay các “quán” dừng chân ở khu vực từ Bố Chính trở vào, đều không rõ ràng về tên gọi, càng vào phía Nam thì việc ghi chép này càng được thể hiện rõ ràng

hơn.37 Như vậy, với các thông số về mật độ phân bố địa danh này, đã phản ánh đặc

trưng lịch sử riêng biệt của Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ, cũng như gia tăng tính

chính xác về nhận định tác giả cũng như niên đại mà chúng tôi đã trình bày ở chương 2.

3.2.1.2 Nội dung địa danh phân bố

Hành chính, sơn xuyên và lộ trình là những nhóm địa danh đóng vai trò chủ đạo trong văn bản. Cụ thể địa danh hành chính chiếm 16% trong toàn bộ địa danh mô tả, bao gồm: thành, dinh, thừa ti, phủ, huyện, xã, phố... Trong đó, địa danh được mô tả nhiều nhất là “huyện”. Những địa danh “huyện” này trải dài theo chiều từ Bắc xuống Nam theo lộ trình, cho nên số lượng địa danh “huyện” lớn như vậy.

41% Hành chính Sơn 8%1%xuyên 3%Lộ trình 16% Phòng thủ 31% Di tích

Nhóm địa danh sơn xuyên chiếm tỉ lệ khoảng 31% trên tổng số địa danh mô tả

trên bản đồ. Trong đó, hệ thống địa danh sông nước chiếm gần 70,3% nhóm hệ

thống sơn xuyên. Như vậy, hệ thống sông ngòi là một trong những đối tượng mô tả đóng vai trò chính yếu trong văn bản. Đặc trưng này không chỉ tồn tại riêng

HLCHBĐ và tồn tại hầu hết các bản đồ hiện tồn. Có lẽ vị trí địa lý cùng tư duy nông nghiệp đã tác động ít nhiều tới đặc trưng bản đồ cổ này.38

Số liệu:

STT Nội dung địa danh Số

lượng %(~) 1 Hành chính 111 16% 2 Sơn xuyên 220 31% 3 Lộ trình 293 41% 4 Phòng thủ 56 8% 5 Di tích 10 1% 6 Địa danh khác 18 3% Tổng 708 100%

Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ % nội dung địa danh phân bố

Nhóm địa danh lộ trình, là nhóm địa danh chiếm tỉ lệ cao nhất mô tả trên bản đồ, gồm: Quán, Xá, Cầu, Đò, Bến... Ở nhóm này, chiếm tỉ lệ cao nhất là địa danh

“Quán” gồm 108 địa danh, “xá” 31 địa danh, “đò” 21… (xin xem Phụ lục số 4) đây

38Việt Nam là một trong những nước có nền xã hội nông nghiệp, mà người dân phần lớn là tập trung ở thung lũng sông, mặt khác phần lớn lãnh thổ lại giáp biển. Cho nên biển, sông nước, ao hồ, đầm, biển.. trong lãnh thổ Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Có lẽ sông nước gắn liền với kinh tế và xã hội Việt Nam, cho nên các bản đồ hiện tồn đều coi trọng thể hiện sông ngòi.

là những địa danh đóng vai trò quan yếu tới lộ trình đường đi, bởi vậy việc ưu tiên mô tả những địa danh này là có cơ sở.

Nhóm địa danh có đối tượng mô tả khiêm tốn là nhóm địa danh phòng thủ. Bởi tính chất những địa danh này không nằm dải rác theo lộ trình đường đi, mà chỉ tập trung chủ yếu ở khu vực Nghệ An, Thuận Hóa. Vì vậy, tuy chỉ chiếm 6% tổng số địa danh toàn văn bản, nhưng con số này thực sự không nhỏ. Một điểm đáng chú ý nữa là các bản đồ hiện tồn, mô tả hệ thống phòng thủ, đặc biệt là các chiến lũy thì phần lớn chỉ tồn tại ở các bản đồ nhật trình.

Nhóm địa danh còn lại, nhóm này chiếm tỉ lệ khá ít, bao gồm nhóm địa danh di tích và nhóm địa danh khác. Phần lớn những địa danh này nằm tản mát, không có khu vực cụ thể.

Như vậy, với các thông số địa danh mô tả ở biểu đồ 3.2 (xin xem phụ lục 4), có

thể khẳng định rằng HLCHBĐ là một bản đồ thuộc nhóm bản đồ “nhật trình”, và có

thể là một bản đồ thế hệ sau của TNTCLĐT. Việc kết luận HLCHBĐ là một bản đồ

thế hệ sau của TNTCLĐT là một kết luận khá thú vị, bởi nó sẽ tồn tại một hiện tượng “diên cách” (biến đổi và không biến đổi), vậy sự biến đổi và không biến đổi này như thế nào, cụ thể chúng tôi sẽ trình bày ở các mục sau.

3.2.2 Nghiên cứu trường hợp địa danh học lịch sử qua đối chiếu hệ thống cửa biển

Như đã trình bày ở trên, ở chương này trình bày về diên cách địa danh học lịch

sử của văn bản HLCHBĐ qua đối chiếu các bản đồ khác. Tuy nhiên, do giới hạn

Luận văn không cho phép nên chúng tôi không thể khảo sát toàn bộ địa danh văn bản. Vì vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu trường hợp để nghiên cứu chương này.

Nghiên cứu về địa danh học văn bản HLCHBĐ về cơ bản có 3 trường hợp nghiên

cứu: địa danh hành chính, địa danh cửa biển và địa danh phòng thủ. Những trường

hợp này đều là những địa danh cụ thể, tư liệu ghi chép phong phú từ địa chí được nhà nước biên soạn tới các bộ địa chí do cá nhân soạn tác, diên cách thay đổi rõ ràng. Có điều trường hợp địa danh hành chính chúng tôi đã trình bày ở phần chứng minh niên đại [9, tr. 19 - 31], ngoài ra một phần về hệ thống phòng thủ cũng được

đề cập tới [9, tr. 25]. Vì vậy, ở phần này chúng tôi chọn nghiên cứu hệ thống địa danh cửa biển làm nghiên cứu trường hợp về diên cách địa danh học lịch sử

HLCHBĐ so sánh với các bản đồ khác.

3.2.2.1 Hệ thống địa danh cửa biển

Hệ thống cửa biển bản đồ với xuất phát điểm là cửa Lục Bộ 陸步 thuộc huyện Yên Mô (Ninh Bình), trải dài trên lãnh thổ cho tới cửa biển Bồ Trì 蒲持门 thuộc phía bắc khu vực Chiêm Thành xưa. Những địa danh này đều được mô tả vào các ô vuông hoặc hình bầu dục, qua khảo sát cho thấy, hầu hết các địa danh cửa biển này đều dùng tên Hán, có lẽ để phân biệt với các cửa sông bằng tên Nôm (Cửa sông Phái [4a.4.H], Cửa Lọc [5a.2.H], Cửa Nênh [5a.6.H], Cửa Kênh Mang [5b.1.H]…).

Hơn nữa, tác giả còn nhất quán trong việc sử dụng “môn 門” làm “thuật ngữ” ghi

chép về địa danh cửa biển, như: Cờn môn 乾門, Quèn môn 權門, Thơi môn 台

門...39 Điều này thể hiện sự nhất quán trong cách mô tả địa danh trên bản đồ, mục

đích là tạo thuận lợi cho người giải đọc bản đồ. Cách thể hiện này không thấy xuất

hiện trong TNTCLĐT cũng như QTĐST. Theo thống kê sơ bộ, văn bản đã thể hiện

61 cửa biển, trong đó, bao gồm:

Thứ nhất: có 46 cửa biển được mô tả (xem mục 3.3.2.2). Trong 46 cửa biển này, một số cửa biển được viết tắt, như: An Niểu môn 安裊门 thành

Niểu môn 裊 门 40; hay do tự dạng giống nhau mà chép nhầm tên cửa

biển: cửa Tư Khách 思客chép nhầm thành cửa Tư Dung 思容, Cam Ranh

môn 甘冷門 chép nhầm thành Tỉnh Lệnh môn 井令门, và Cam Đường

môn 甘堂门chép nhầm thành Nhật Đường môn 日堂门.

39 Nhìn vào tình hình thực tế bản đồ cổ Việt Nam, mỗi bản đồ đều dùng một “thuật ngữ” khác nhau:

HĐBĐ dùng “môn” và “hải khẩu”, TNTCLĐT dùng cả “môn” và “Hải môn”, QTĐST dùng “môn”,

Tổng Quát đồ dùng “khẩu”... để mô tả cửa biển. Về sau các nhà khoa học hiện đại thống nhất dùng thuật ngữ (estuary/ river mouth) để chỉ cửa biển [55, tr. 60].

40 An Niểu, tên Nôm là An Náu, sau đổi là Lý Nhơn, nay thuộc xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình [81, tr. 36].

Thứ hai: có 9 cửa biển được chú thích ở phần thượng văn (Nhật Lệ môn

日麗门 [24b.7.T], Eo Gió 腰� [27b.4.T]41, Tư Dung 思容 [28b.1.T], Sa

Kỳ 沙淇[31b.1.T], Nước Mặn 渃敏 [34a.1.T], Tắc Cú 塞句[36b.1.T],

Biển Sứ � 使[37a.1.T], Trường An 長 安 [37b.1.T], Bồ Trì 蒲 持

[39a.7.T]). Nhìn vào hệ thống chú giải cho các cửa biển này, có thể thấy rằng, các địa danh cửa biển này đều từ Nhật Lệ đổ vào, từ cửa Lục Bộ vào cửa Nhật Lệ không có chú giải về cửa biển. Có lẽ điều này phản ánh ít nhiều tới mục đích vẽ bản đồ của tác giả.

Thứ ba: có 6 cửa biển được vẽ nhưng không đề tên nằm ở các trang 11a,

21b, 26b, 27a, 29b, 33b. Qua việc đối chiếu TNTCLĐT và các bản đồ

khác có thể xác định các địa danh cửa biển vẽ và không đề tên này

là:Ngọc Giáp môn 玉夾門42, Hải khẩu 海口43, Minh Linh 明靈44,

cửa Việt 越門45, cửa Ải46, Nước Ngọt 渃�.47

Không rõ nguyên nhân gì dẫn tới việc thiếu sót này, nhưng nhìn vào tình hình thực tế thì điểm thiếu sót này tồn tại hầu hết các bản đồ hiện còn, có thể do quán tính người chép mà bỏ sót, hay do thiếu thốn nguồn tư liệu mà để sót, hoặc cũng có thể những cửa biển có vẽ mà không đề tên là dạng cửa biển tồn nghi, tác giả không chắc chắn tên cửa với bản chép ra nên không đề tên… Việc này, chúng tôi tạm ghi ra đây, sẽ kiểm chứng trong một công trình khác. 41 Cửa Eo Gió này còn có tên khác là cửa Noãn. Đến thời Gia Long thứ 13, đổi tên là cửa Thuận An, nay là cửa Thuận An (36, tr. 141).

42Ở đồ bản, cửa 11a, nhìn vào hình họa có thể thấy xác định vị trí của cửa, phía bắc giáp với huyện Quảng Xương, phía Nam giáp với huyện Ngọc Sơn, nếu dựa vào vị trí như vậy thì trong TNTCLĐT,

ANQĐ, ANĐQHĐ đều không thể hiện cửa biển này. Ở một bản đồ khác, tại vị trí này HĐBĐ ký hiệu A.2499 mô tả cửa biển này là Ngọc Giáp môn 玉夾門, không rõ cửa Ngọc Giáp môn có phải là cửa tác giả mô tả?.

43Trong bản đồ, cửa 25b nằm phía Bắc núi Cao Vọng thì khả năng cao đó là cửa Hải khẩu 海口.

44Cửa 26b trên bản đồ thể hiện phía Bắc huyện Minh Linh, có lẽ thể hiện địa danh cửa biển Minh Linh 明靈– tức là cửa Tùng

45Cửa 27a được vẽ giữa huyện Minh Linh và Hải Lăng dẫn tới khả năng cao xác định cửa này là cửa Việt 越門

46Cửa 29b nằm gần khu vực Ải Hải Vân, vậy có thể đây là cửa Ải

Như vậy, HLCHBĐ không còn là một bản đồ nhật trình đơn thuần, vì phần lớn tập trung vào đường bộ, khác hoàn toàn với bản đồ nhật trình thế hệ trước đó

TNTCLĐT là 3 đường (thủy, bộ, sông). Ngoài ra, cách chú giải cửa biển đã phản ánh hệ thống cửa biển Đàng Trong được lưu ý nhiều (trong tổng 46 cửa, khu vực từ cửa Nhật Lệ trở vào là 26 cửa biển, chiếm quá nửa tổng số cửa biển toàn bản đồ, hơn nữa các cước chú về cửa biển chỉ bắt đầu từ Nhật Lệ trở vào) điều này phản ánh

mục đích vẽ có lẽ là phục vụ việc Nam chinh.48 Bên cạnh đó, cách thể hiện địa danh

cửa biển văn bản cũng còn nhiều điểm bất cập, nhưng điều này không chỉ tồn tại

riêng HLCHBĐ mà đây là tình trạng chung của các bản đồ vẽ ra. Một điều phải thừa

nhận là các văn bản sao chép thường dễ bị sai sót, trong khi đây là bản đồ, công việc sao chép khó hơn sao chép sách vở đơn thuần, hơn nữa bản đồ là một bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật, đòi hỏi nhiều kỹ năng của người sao chép, nên việc nhầm lẫn, thiếu sót là điều dễ hiểu.

3.2.2.2. So sánh địa danh hệ thống cửa biển với Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư

Ở mục 3.2.2.1 chúng tôi đã trình bày sơ lược về đặc trưng hệ thống cửa biển

trong văn bản HLCHBĐ. Trong phần này, chúng tôi sẽ tiến thêm một bước nữa là

so sánh hệ thống địa danh cửa biển HLCHBĐ với các bản đồ khác để tìm ra điểm

đồng dị. Về cơ bản, HLCHBĐ có thể so sánh với hầu hết các bản đồ hiện tồn về hệ

thống địa danh cửa biển. Tuy nhiên, HLCHBĐ với tính chất là một bản đồ nhật trình,

lại kết hợp phương thức “thượng văn – hạ đồ” tạo thành một bản đồ liên hoàn, cho nên đối tượng so sánh cần thỏa mãn hai điều kiện: (1) mô tả hệ thống cửa biển theo chiều dài đất nước, (2) có “chú giải” về những địa danh cửa biển được mô tả. Xét các bản đồ hiện tồn, một trong những bản đồ mà chúng tôi nhận thấy đảm bảo điều

kiện chính là TNTCLĐT, đây vừa là một bản đồ thế hệ trước cửa HLCHBĐ, có thể

48 Việc Nam chinh về cơ bản có thể có 2 đường, một là đường thủy, hai là đường bộ. Tuy nhiên, nếu đánh đường thủy quân chúa Trịnh chỉ có thể đổ bộ vào các cửa Việt và cửa Eo, hay cửa Thuận An, nhưng các cửa này khá chật hẹp, chiến thuyền lớn khó có thể vào. Một cách khác là đổ bộ vào cửa sông Nhật Lệ, sau đó xâm nhập đất Quảng Bình. Về sau chúa Hy Tông nhận thấy điểm hiểm yếu khu vực Nhật Lệ này mà tin dùng Đào Duy Từ để xây đắp lũy Nhật Lệ (lũy Thầy), việc xây đắp lũy có ý nghĩa cắt đứt mọi cơ hội tấn công bằng đường thủy, mà chỉ tấn công bằng đường bộ là chủ yếu. Xem thêm [31, tr. 248 – 249].

so sánh mọi phương diện từ nội dung tới hình thức. Vì vậy, chúng tôi chọn

TNTCLĐT ký hiệu 98846 lưu giữ tại Đại học Hiroshima (Nhật Bản) làm nền để so

sánh đối chiếu, ngoài ra các bản đồ: GNNBNĐ, QTĐST, ANQĐ ANĐQHĐ…

cũng được chúng tôi đề cập. Như đã nói điều kiện so sánh giữa HLCHBĐ phải thỏa

Một phần của tài liệu Khảo cứu hoàng lê cảnh hưng bản đồ từ góc độ văn bản học và diên cách địa danh (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w