Đánh giá ý nghĩa của chế định

Một phần của tài liệu PHÁP NHÂN CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ (Trang 30 - 35)

Chế định pháp nhân trong Bộ luật dân sự là một chế định pháp lý có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Việc tìm hiều về chế định trên có giá trị to lớn đối với sinh viên:

Tạo cho sinh viên có cái nhìn đa diện, nhiều chiều về pháp luật Việt Nam nói chung và Bộ luật dân sự nói riêng.

Giúp chúng ta hiểu biết về những quy định của pháp luật đối với pháp nhân- chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.

Chỉ có tuân thủ pháp luật và hiểu biết pháp luật thì chúng ta mới có đủ khả năng bảo vệ bản thân, có thể dùng vốn hiểu biết của mình để bảo vệ cho những người thân của mình.

Khi tìm hiểu về chế định pháp nhân, chúng ta có thêm nhiều hiểu biết giúp ta hạn chế được những rủi ro và bảo vệ được quyền lợi của bản thân, gia đình khi tham gia giao dịch với một pháp nhân.

a) Những lưu ý khi giao dịch với một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân:

Cần phải xác định năng lực hành vi dân sự của pháp nhân : pháp nhân được coi là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải căn cứ vào quy định của pháp luật. Thông thường năng lực hành vi của pháp nhân hay tổ chức được tính kể từ thời điểm doanh nghiệp đó được thừa nhận sự tồn tại về mặt pháp lý, ví dụ như kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh, cấp giấy phép thành lập hoặc ngày mà pháp luật quy định phải khai trương hoặc phải đăng ký thì mới được coi là đã thành lập. Và chỉ khi các doanh nghiệp, tổ chức hoặc pháp nhân được coi là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Theo quy định của Bộ luật Dân sự thì năng lực dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân. Quy định này có nghĩa rằng sự hình thành pháp luật và được pháp luật công nhận thì pháp nhân đó có năng lực dân sự đầy đủ, có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình.

Cần xác định đại diện của pháp nhân theo pháp luật và theo uỷ quyền: Đây là một trong những nội dung quan trọng liên quan đến vị trí pháp lý của các bên cũng như đến hiệu lực của hợp đồng. Đại diện cho pháp nhân thông thường được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập của pháp nhân. Trong thực tiễn, việc uỷ quyền cũng được ghi nhận trong một loạt các tài liệu có giá trị chứng cứ khác như quy chế hoạt động của tổ chức đó, quyết định quy định trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của từng lãnh đạo và thành viên của doanh nghiệp và kể cả trong thông báo chào hàng… Và những giấy tờ này, về nguyên tắc có giá trị hợp lệ để chứng minh cho việc phân công của lãnh đạo doanh nghiệp đối với các lãnh đạo và thành viên khác của doanh nghiệp đó. Khi tham gia giao dịch, ký kết hợp đồng, chúng ta phải hết sức lưu ý đến địa vị pháp lý của người được đại diện uỷ quyền, phạm vi được uỷ quyền nhằm tránh tình trạng có tranh chấp sau này do việc ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền hoặc vượt quá phạm vi đại diện uỷ quyền. Thông thường đối với doanh nghiệp thì người có thẩm quyền ký kết hợp đồng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, được xác định rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc người được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền.

Kiểm tra chi tiết nội dung trên hợp đồng giao dịch.

b) Khi xảy ra tranh chấp tài sản với doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, chúng ta cần: Bình tĩnh xác định đúng tư cách của mình trong vụ việc: Việc xác định đúng tư cách của mình trong vụ việc sẽ giúp khách hàng dễ dàng biết cách để giải quyết vấn đề khi tranh chấp xảy ra. Cả hai bên cần phải xác định lại một lần nữa thông qua ý kiến của luật sư về việc theo pháp luật thì mình có phải là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản đó hay không. Nếu xác định không đúng thì xem mình có yếu tố nào đủ để tiến hành việc đăng ký hay không. Nếu cả hai điều kiện trên đều không có thì khách hàng rất có thể tốn nhiều thời gian và chi phí khởi kiện hoặc bị khởi kiện nhưng vẫn không có thể sở hữu tài sản đó có thể hợp pháp trên thực tế.

Tập hợp đầy đủ các hồ sơ chứng từ, tài liệu giao dịch với doanh nghiệp và tìm đến một đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín để tiến hành thủ tục mời luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Tiếp theo, thu thập tài liệu để tiến hành khởi kiện vụ án dân sự đòi lại quyền lợi của mình.

Tôn trọng những người tham gia tố tụng: Cho dù chúng ta có nhiều chứng cứ, lý lẽ thuyết phục nhưng cảm xúc và quan điểm cá nhân của con người là điều không thể tránh khỏi. Vì thế, ta cần lắng nghe ý kiến của Hội đồng xét xử và các bên tham gia tố tụng. Từ đó, sẽ hiểu được suy nghĩ của họ mà đưa ra lời đối đáp có hiệu quả. Kể cả khi rất tức giận bên còn lại thì chúng ta cũng phải dùng những lời lẽ tôn trọng với họ tại tòa án thì sẽ có tính thuyết phục cao hơn. Tranh chấp tài sản thực tế phát sinh rất nhiều vấn đề. Vì thế, chúng ta nên tham khảo ý kiến tư vấn của luật sư chuyên về tranh tụng để được bảo vệ tốt nhất.

c) Áp dụng trong công việc:

Trong tương lai, khi chúng ta thành lập một tổ chức/ doanh nghiệp kinh doanh thì việc tìm hiểu về chế định pháp nhân là vô cùng cần thiết.

Điều này giúp chúng ta nắm được quy định của pháp luật đối với pháp nhân, điều kiện để trở thành một pháp nhân và những lợi thế mà tư cách pháp nhân mang lại cho tổ chức/ doanh nghiệp

Lợi thế mà tư cách pháp nhân mang lại cho tổ chức/doanh nghiệp:

Đầu tiên, nó đem lại cho doanh nghiệp sự ổn định đời sống pháp luật, pháp nhân không gặp phải những thay đổi bất ngờ như thể nhân, hoạt động pháp nhân kéo dài và không bị ảnh hưởng bởi những biến cố xảy ra với thành viên.

Khi có tư cách pháp nhân thì doanh nghiệp được pháp luật thừa nhận là một chủ thể pháp lý, được nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập.

Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân có tài sản riêng, độc lập với tài sản của tổ chức, cá nhân khác, có khả năng tự chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản của mình.

Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp có hay không có tư cách pháp nhân là tùy thuộc vào sự quyết định của chủ thể kinh doanh cũng như sự tin tưởng của đối tác kinh doanh, của khách hàng khi tiến hành kinh doanh. Về cơ bản thì khi tiến hành

kinh doanh với tư cách pháp nhân thì chế độ chịu trách nhiệm chỉ chịu trong phạm vi vốn sở hữu điều lệ, đảm bảo lợi ích của thành viên công ty khi kinh doanh. Nếu không có tư cách pháp nhân, doanh nghiệp sẽ rất khó giao kết hợp đồng được, không tạo lập được nhiều sự tin tưởng ở khách hàng một khi có sự không rõ ràng, minh bạch trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Tư cách pháp nhân có vai trò quan trọng để xác định tư cách pháp lý khi tham gia vào quan hệ pháp luật cũng như chế độ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ khi tiến hành kinh doanh.

PHẦN KẾT LUẬN

Tóm lại, việc tìm hiểu những chế định về pháp nhân – chủ thể quan hệ pháp luật dân sự là rất cần thiết đối với sinh viên. Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng tôi đã hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra của đề tài.

Một là, làm rõ lý luận về những chế định về pháp nhân- chủ thể quan hệ pháp luật dân sự. Trong đó, nhóm chúng tôi đã nghiên cứu những vấn đề về khái niệm; các điều kiện để tổ chức được công nhận là pháp nhân; năng lực chủ thể của pháp nhân cũng như việc thành lập, chấm dứt hợp đồng pháp nhân.

Hai là, tập trung phân tích, đánh giá những tiêu chí để công nhận tổ chức có tư cách pháp nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam.

Ba là, nghiên cứu tình huống từ thực tiễn Tòa án để nhận diện tổ chức có tư cách

pháp nhân trong thực tế, phát hiện những bất cập quy định pháp luật và thực tiễn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Dân sự (Luật số: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

33/2005/QH11) ngày 14 tháng 06 năm 2005, Hà Nội.

2. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Dân sự (Luật số:

91/2015/QH13) ngày 24 tháng 11 năm 2015, Hà Nội.

3. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Doanh nghiệp (Luật số:

59/2020/QH14) ngày 17 tháng 6 năm 2020, Hà Nội.

B. TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC

4. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2019), Giáo trình Pháp luật đại cương, (Chủ biên: Mai

Hồng Quỳ), Nxb. Đại học Sư phạm.

5. Vũ Thị Bích Hường, Trần Quang Trung, Tập bài giảng Pháp luật Việt Nam đại cương (lưu hành nội bộ), Tp. HCM, 2020. 6. https://www.luatquanghuy.edu.vn/blog/bai-tap-luat/luat-dan-su/neu-va-phan-tich-cac- loai-phap-nhan-theo-quy-dinh-cua-bo-luat-dan-su-nam-2015/ (Ngày truy cập 28/09/2021) 7. https://chiakhoaphapluat.vn/cac-dieu-kien-cua-phap-nhan/ (Ngày truy cập 28/09/2021) 8. https://tapchi.ftu.edu.vn/c%C3%A1c-s%E1%BB%91-t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD- kt%C4%91n/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-kt%C4%91n-s%E1%BB%91-81-90/t %E1%BA%A1p-ch%C3%AD-kt%C4%91n-s%E1%BB%91-86/1399-b%C3%ACnh- lu%E1%BA%ADn-v%E1%BB%81-ch%E1%BA%BF-%C4%91%E1%BB%8Bnh-ph %C3%A1p-nh%C3%A2n-trong-b%E1%BB%99-lu%E1%BA%ADt-d%C3%A2n-s %E1%BB%B1-2015.html

(Ngày truy câp 02/10/2021) 9. http://vinamilk.com.vn/static/uploads/download_file/1402901755- 9accb218efaef86ac0ff10b568e57d93f44d2b646bbc9d59478151b4ee4f9d27.pdf (Ngày truy cập 25/09/2021) 10.https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Bo-luat-dan-su-2015-296215.aspx (Ngày truy cập 06/10/2021) 11.https://phan.vn/cong-ty-trach-nhiem-huu-han-co-tu-cach-phap-nhan-hay-khong.html (Ngày truy cập 06/10/2021)

Một phần của tài liệu PHÁP NHÂN CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ (Trang 30 - 35)