Giải pháp từ phía doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG HIỆU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.DOC (Trang 27 - 28)

-Cần tôn trọng luật pháp trong việc kinh doanh về nhãn mác, tránh tình trạng ăn cắp thương hiệu của các công ty khác thành nhãn mắc của công ty mình.

-Nên tạo dựng hiệp hội các doanh nghiệp Việt Nam trong việc bảo vệ thương hiệu của tất cả những doanh nghiệp trong nước. Chính sự liên kết chặt chẽ này sẽ làm cho các doanh nghiệp làm ăn tốt hơn, tránh tình trạng hội lấy cắp thương hiệu lẫn nhau.

-Hiểu biết về luật pháp là điều không thể thiếu đựơc đối với các doanh nghiệp, nếu mỗi công ty không thể tự thuê cho mình một luật sư riêng thì họ có thể đến các trung tâm tư vấn luật pháp để hiểu rõ hơn những gì nên làm hoặc không, hiểu rõ luật pháp chính là một bí kíp của sự thành công.

- Đẩy mạnh các hoạt động marketing của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách có đầu tư thích đáng vào việc tạo dựng thuơng hiệu cho chính doanh nghiệp của mình cả về thời gian lẫn tiền bạc.

- Quản trị doanh nghiệp cũng là vấn đề vô cùng quan trọng trong tạo dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Thành công hay không nó còn xem là có phù hợp với thị trường hay không, việc xây dựng các chiến lựơc thích ứng với thị trường sẽ giúp doanh nghiệp thành công một cách nhanh chóng hơn.

-Cần tích cực tham gia các hoạt động marketing quốc tế nhờ có sự tham gia của các kiều bào sống ở nước ngoài là điều vô cùng ý nghĩa trong việc xuất khẩu hàng hóa và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp trong nước.

-Tăng cường đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên trách trong vấn đề marketing. Hiện nay sinh viên Việt Nam đang có những tiềm năng rất hứa hẹn trong việc giúp các công ty trong chiến lược cạnh tranh, vì đội ngũ này ngày càng được đào tạo bài bản về chuyên môn, nhất là con mắt tầm nhìn chiến lược, ngoại ngữ là một lợi thế và khả năng vô cùng lớn của sinh viên. Do đó trong quá trình hội

nhập nhân tài là vấn đề mà doanh nghiệp nên quan tâm và đầu tư thích đáng, nên tạo điều kiện cho sinh viên thực tập ở doanh nghiệp mình đó chính là điều kiện cũng như cơ hội cho doanh nghiệp có thể tìm kiếm được thật nhiều các tài năng trẻ tuổi, không cần phải khó khăn ở đâu cả đó là tầm nhìn mà nhiều doanh nghiệp nên nghĩ đến trong việc đạt được mục đích của chính mình.

-Tận dụng tối đa các nguồn lực mà công ty sẵn có nhất là nguồn lực về giá trị thương hiệu mà công ty đã có từ việc xây dựng các sản phẩm có uy tín trước đó. Giảm thiểu chi phí mà tăng hiệu quả và lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.

-Đối với các doanh nghiệp cần nghiêm túc tự đánh giá xem doanh nghiệp đang ở đâu, vị trí nào, điểm nào đã được và điểm nào chưa được từ đó điều chỉnh cho phù hợp với với tiến trình hội nhập, như nâng cao hình ảnh DN, các doanh nghiệp cần có sự liên kết hay nói cách khác chính là sự hợp tác giữa các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG HIỆU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.DOC (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w