Số trừ Hiệu.

Một phần của tài liệu giáo án tuần 2 (Trang 46 - 50)

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: (9 -11p) 11p)

* Mục tiêu: Giúp HS bước đầu nắm được tên gọi thành phần của phép trừ.

! Yêu cầu HS đọc phép tính 6 - 2 = 4.

+ GV nêu: Trong phép trừ 6 - 2 = 4 thì 6 được gọi là số bị trừ, 2 được gọi là số trừ, còn 4 gọi là hiệu và phép tính 6 - 2 cũng được gọi là hiệu.

+ GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm bàn dựa vào các câu hỏi gợi ý sau:

? 6 gọi là gì trong phép trừ? ? 2 gọi là gì trong phép trừ? ? 4 gọi là gì trong phép trừ? ? Số bị trừ, số trừ là gì ? ? Hiệu là gì ? * GV đưa phép tính 6 - 2 = 4 theo cột dọc: ? Bạn nào giỏi chỉ và nêu tên gọi thành phần của phép tình này? - Nhận xét, tuyên dương. 3. THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP: (8 - 10p) * Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học làm đúng các bài tập. Bài 1/Tr.15 - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? ! Đọc các phép tính.

- YC HS TL nhóm bàn nêu: ? Số bị trừ trong phép tính? ? Số trừ trong phép tính? ? Hiệu của các phép tính?

- GV có thể cho TBHT lên cho các nhóm chia sẻ, nhận xét.

- HS ghi bài vào vở.

- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh. - HS lắng nghe. - Các nhóm thực hiện - Là các thành phần của phép trừ. - Là kết quả của phép trừ. - HS lên bảng chỉ và nêu. - 2 - 3 HS đọc. - HS nêu. - HS đọc. - HS thực hiện. - HS chia sẻ.

- GV nhận xét, khen ngợi HS, chiếu đáp án.

Bài 2/Tr.15

- Gọi HS đọc YC bài. - Ýa: Bài cho biết gì? - Bài yêu cầu làm gì?

? Để tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ, ta làm như thế nào?

- GV chốt cách tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ.

- GV hướng dẫn mẫu: 12 và 2 trên bảng. Lưu ý cho HS việc đặt tính phải thẳng hàng.

12 - 2 10

- YC HS làm bài vào vở ô li.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Đánh giá, nhận xét bài HS. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (3 - 5p) * Mục tiêu: Củng cố kiến thức về thành phần của phép trừ. - Gv đưa đề Bài 3/Tr.15

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tìm bạn” theo nhóm 6 bạn.

- GV nêu rõ mục tiêu (củng cố kiến thức gì), luật chơi (như đã nêu), tổ chức chơi trong tiết học.

- Mỗi nhóm được phát hai bộ thẻ như SGK ( có thể thay bằng các phép tính đơn giản dễ nhẩm khác).

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Củng cố, dặn dò: (2 - 3p)

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò chuẩn bị cho tiết sau.

- 2 - 3 HS đọc. - Cho số bị trừ là 12, số trừ là 2. - Bài YC tính hiệu. - Lấy số bị trừ trừ đi số trừ. - HS lắng nghe, nhắc lại. - HS quan sát.

- HS thực hiện làm bài cá nhân vào vở.

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

- Trong thời gian 2 phút, HS di chuyển tìm đúng bạn sao cho 3 bạn tìm được nhau có thẻ tạo nên phép tính đúng với tên gọi thành phần và kết quả phù hợp. Nhóm nào tìm đúng và nhanh sẽ thắng cuộc.

- HS lắng nghe.

*ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( Nếu có).

……… ………

_______________________________________

Tiếng Việt

Tiết 2: VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ VỀ MỘT VIỆC LÀM Ở NHÀ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết được hai đến ba câu kể về một việc em đã làm ở nhà.

- Hình thành và phát triển các NL chung, NL ngôn ngữ ( viết được một số câu văn ngắn).

- Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất chăm chỉ (chăm làm).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa - Vở bài tập tiếng việt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5’)

- GV cho HS hát. vận động theo bài hát

Chữ đẹp nết càng ngoan.

- HS hát. - GV kết nối vào bài mới.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

MỚI( 12’)

- HS ghi bài vào vở.

Bài 1: Nhìn tranh và kể về các việc mà

bạn nhỏ đã làm.

- GV gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS.

- GV nêu yêu cầu.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi.

- HS làm việc nhóm đôi, quan sát tranh và tìm từ ngữ thích hợp để gọi tên các sự vật trong tranh.

- GV HDHS quan sát kĩ tranh để nhận biết việc làm trước, việc làm sau trong mỗi tranh. Nội dung mỗi tranh là nội dung mà HS sẽ kể.

- GV gọi HS trả lời. - Đại diện HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV và HS nhận xét, bổ sung.

- GV chốt: Bạn nhỏ đang rửa hoa quả.

Đầu tiên bạn ấy bỏ hoa quả vào bồn rửa (tranh 1). Sau đó bạn xả nước và rửa từng quả cẩn thận (tranh 2). Cuối

cùng, bạn ấy xếp hoa quả đã rửa vào rổ (tranh 3).

3. LUYỆN TẬP THỰC HÀNH(15’)

BÀI 2. Viết 2-3 câu kể về một việc mà

em đã làm ở nhà.

- GV gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS.

- GV nêu yêu cầu.

- GV đưa ra gợi ý. - 1 HS đọc các câu hỏi gợi ý:

+ Em đã làm những việc gì? + Em làm việc đó như thế nào?

+ Nêu suy nghĩ của em khi làm xong việc đó.

- GV cho HS làm bài cá nhân. - HS viết vào vở dựa theo gợi ý. - GV gọi HS trả lời. - 1-2 HS đọc bài viết trước lớp. - GV gọi HS nhận xét. - HS nhận xét.

- GV nhật xét, khen ngợi HS có bài viết hay, trình bày sạch đẹp.

- HS lắng nghe.

* Củng cố, dặn dò(3’)

- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- HS nêu.

- GV tóm tắt nội dung chính. - HS lắng nghe. - Sau khi học xong bài hôm nay, em có

cảm nhận hay ý kiến gì không?

- HS nêu ý kiến. - GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động

viên HS.

- Dặn dò: Tìm đọc các bài viết về những hoạt động của thiếu nhi chuẩn bị cho tiết sau.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)

……… ……… _____________________________________ Tiếng Việt Tiết 2: ĐỌC MỞ RỘNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tự tìm đọc các bài viết về những hoạt động của thiếu nhi; trao đổi, chia sẻ với các bạn về bài đã đọc: tên tác giả, tên bài đọc và những hình ảnh, chi tiết, nhân vật em thích.

- Hình thành và phát triển các NL chung, NL văn học ( Biết chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài đọc).

- Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất chăm chỉ (chăm học).

Một phần của tài liệu giáo án tuần 2 (Trang 46 - 50)