Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng bản chất vật liệu

Một phần của tài liệu Khóa luận Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi mụn dừa định hướng hấp phụ DDT tách chiết từ đất ô nhiễm (Trang 31 - 32)

Bước 1: Cân 05 mẫu vật liệu hấp phụ mỗi mẫu 0,1g. Pha dung môi chuẩn

Bước 2: Tiến hành thí nghiệm: Cho vào các bình tam giác 100 ml mỗi

bình 20 ml dung dịch chuẩn POP có C0 =126,5g/ml. Dùng nilong và giấy bạc bịt kín lại, đặt lên máy khuấy từ và khuấy trong thời gian là 3 tiếng.

2.1.3.4. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của khối lượng

Bước 1: Cân 05 mẫu vật liệu hấp phụ có khối lượng lần lượt là m1= 0,07g,

m2=0,14g, m3= 0,28g, m4= 0,35g. Pha dung môi chuẩn ban đầu với nồng độ C0 = 126,5g/ml

Bước 2: Tiến hành thí nghiệm: Cho vào các bình tam giác 100 ml mỗi

bình 20 ml dung dịch chuẩn POP có C0 =120g/ml. Dùng nilong và giấy bạc bịt kín lại, đặt lên máy khuấy từ và khuấy trong thời gian là 10 phút,

thêm vào các mẫu VLHP từ m1tới m5

2.1.3.5. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của nồng độ

Bước 1: Pha 05 mẫu dung dịch có chứa DDT có nồng độ ban đầu lần lượt

là: C01=30,92 mg/l; C02=61,84 mg/l;C03=92,76mg/l; C04=123,68mg/l C05=154,6mg/l

Bước 2: Tiến hành thí nghiệm: Cho vào các bình tam giác 100 ml mỗi

bình 20 ml dung dịch đã pha sẵn có nồng độ từ C01 đến C05. Đặt lên máy khuấy từ mỗi bình 0,1g VLHP PANi/MD. Tiến hành khuấy trong vòng 3

giờ ở nhiệt độ phòng.

Sau khi kết thúc các thí nghiệm hấp phụ ở trên , lấy 1ml phần dung dịch đã hấp phụ mang đi phân tích hàm lượng POP còn lại chưa bị hấp phụ bằng phương pháp GCMS và thu được kết quả nồng độ DDT còn lại trong

dung dịch.

Một phần của tài liệu Khóa luận Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi mụn dừa định hướng hấp phụ DDT tách chiết từ đất ô nhiễm (Trang 31 - 32)