Trong khóa luận này, chúng tôi đánh giá ảnh hưởng của biểu thức số sóng được
đề xuất bởi công trình [10] và [19] lần lượt là k 2 IP và k 2 lên kết quả ảnh chụp cắt lớp phân tử CO. Trong đó, dữ liệu HHG “thực nghiệm” được mô phỏng bằng mô hình ba bước đơn giản. Chúng tôi thu được các kết quảnhư sau:
- Việc sử dụng mô hình đơn giản Lewenstein để tạo HHG “thực nghiệm” cho quá trình chụp ảnh cắt lớp phân tử là khả thi và hợp lý. Đồng thời, phương
pháp này giúp tiết kiệm thời gian. Kết quả HOMO thu được có độ chính xác chấp nhận được cho việc kiểm tra đánh giá phương pháp chụp ảnh cắt lớp phân tử bất đối xứng CO;
- Quy trình chụp ảnh cắt lớp từ việc sử dụng hai biểu thức số sóng khác nhau cho ra kết quả không nhiều sai khác với nhau.
Tuy nhiên, quy trình được đề xuất trong bài nghiên cứu cũng còn nhiều thiếu sót và kém khả thi trong thực nghiệm. Vì việc chọn điểm nhảy pha từ kết quả lý thuyết là không thể diễn ra trong thực nghiệm. Chúng tôi sẽ nghiêm túc thực hiện tiếp bài nghiên cứu này để cải thiện các nhược điểm hiện tại. Trong tương lai, trước nhất, chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện quy trình chụp ảnh cắt lớp cho phân tử bất đối xứng.
Sau đó, chúng tôi mong muốn có thể kiểm chứng ảnh hưởng của gần đúng sóng
phẳng, và ảnh hưởng của sự định phương một phần lên chất lượng hình ảnh HOMO của cả phân tửđối xứng và bất đối xứng được tái tạo từ phổ HHG.