án huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Bảng 2.4: Kết quả thụ lý và giải quyết sơ thẩm các vụ việc liên quan tới quyền sử dụng đất từ năm 2015 đến 2020 của huyện Bố Trạch
Số lượng: vụ án Năm cũ/vụ án Thụ lý mới Thụ lý Tổng thụ thụ lý Tổng giải quyết Còn lại
2015 8 15 23 19 04 2016 4 27 31 29 02 2017 2 33 35 32 03 2018 3 36 39 31 08 2019 5 38 43 38 05 2020 5 43 48 36 12
(Nguồn: Báo cáo thống kê số liệu ngành Tòa án nhân dân huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 -2020)
Biểu đồ 2.2. So sánh tỷ lệ giải quyết vụ việc liên quan tới QSD đất tại Tòa án huyện Bố Trạch theo trình tự sơ thẩm
0 10 20 30 40 50 60 2015 2016 2017 2018 2019 2020 THỤ LÝ CŨ/vụ án THỤ LÝ MỚI TỔNG THỤ THỤ LÝ
48
Thông qua dữ liệu và biểu đồ 2.1 cho thấy, từ năm 2015 đến năm 2020 số vụ án dân sự liên quan tới tranh chấp đất đai có chiều hướng gia tăng. Năm 2015 tổng số vụ liên quan đến tranh chấp đất đai là 23 vụ, năm 2016 tăng thêm 08 vụ là 31 vụ. Năm 2017 tăng thêm 04 vụ, và đến năm 2018 cũng tăng thêm 04 vụ là 39 vụ. Con số này tiếp tục gia tăng lên 43 vụ năm 2019 và 48 vụ năm 2020. Đối với tỷ lệ giải quyết án tranh chấp đất đai cụ thể: Năm 2015, tỷ lệ giải quyết là 82%, năm 2016, tỷ lệ này là 93%, tuy nhiên đến năm 2017 thì tỷ lệ giảm xuống còn 91 % và xuống 79% năm 2018. Năm 2019, tỷ lệ giải quyết án là 88% và 75% năm 2020. Lý do có những biến động là thông qua việc áp dụng pháp luật về đất đai cũng như các quy định về giải quyết tranh chấp, sự biến động của thị trường bất động sản, các quy định của pháp luật theo từng thời kỳ nên số vụ tranh chấp biến động theo từng năm.
Qua số liệu thống kê chúng ta thấy rằng số lượng giải quyết vụ việc liên quan đến quyền sử dụng đất chiểm tỷ lệ lớn so với tổng số vụ án tranh chấp về đất đai, mặc dù số lượng các vụ án thụ lý lớn nhưng Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Bình đã có nhiều nỗ lực và cố gắng, kịp thời giải quyết các tranh chấp xảy ra nên hàng năm số vụ được giải quyết đạt tỷ lệ cao và tăng lên theo từng nămnhằm đảm bảo không để bức xức của người dân, mâu thuẫn của người dân bị ứ đọng, kéo dài. Việc giải quyết kịp thời các tranh chấp về đất đai góp phần đảm bảo ổn định tình hình địa phương, tránh tình trạng mâu thuẫn ngày càng gay gắt, có nguy cơ gây ra các loại tội phạm khác.
Thực hiện chức năng kiểm sát xét xử và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ việc về đất đai của Tòa án cho thấy: Bản án có hiệu lực pháp luật được cơ quan thi hành án chú trọng cưỡng chế các bên thi hành, phần lớn các vụ án đã có hiệu lực, người yêu cầu thi hành án có đơn yêu cầu thì đã được thi hành xong, còn một số vụ chưa được thi hành do đương sự chưa có đơn yêu cầu hoặc qua thực tiễn thi hành còn vướng mắc. Số
49
lượng bản án đã được thi hành chiếm tỷ lệ rất lớn đảm bảo hiệu lực của bản án và tính bắt buộc phải thi hành của pháp luật, đảm bảo quyền lợi của bên bị xâm phạm.
2.3. Đánh giá chung về bảo đảm quyền công dân trong giải quyết vụ việc liên quan đến quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân huyện Bố