Tính đến thời điểm 01/01/2020, tổng số nhân sự của công ty là 66 người với cơ cấu như sau:
Bảng 2.1: Đội ngũ lao động công ty Đức Minh
Theo trình độ
Tổng cộng
Theo tính chất công việc
Tổng cộng
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Biểu đồ 2.1: Đội ngũ lao động của công ty Đức Minh cơ cấu lao động theo trình độ
Nhận xét: Nhìn chung, đội ngũ lao động của công ty chủ yếu là trình độ đại học chiếm 62.2%, công ty chú trọng tuyển dụng nhân sự có chuyên môn cao, những người có kinh nghiệm trong ngành nhằm giảm thiểu thời gian đào tạo và bảo đảm được hiệu quả công việc cũng như tiến độ kinh doanh trong các hợp đồng đã ký kết với đối tác.
Công ty thực hiện chế độ 44 giờ/tuần, 8 giờ/ngày, được nghỉ các ngày lễ theo quy định hiện hành. Người lao động có 12 tháng làm việc trở lên tại công ty được nghỉ phép hàng năm và hưởng nguyên lương 12 tháng làm việc.
Công ty và người lao động có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định hiện hành. Các chế độ thanh toán trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thôi việc được thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.
2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Đức Minh
Với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành và nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, công ty ngày càng gặt hái được nhiều thành công hơn.
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Đức Minh giai đoạn 2018-2020 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Doanh thu 370.699.804 bán hàng Giá vốn 332.362.071 bán hàng Lợi nhuận 38.337.732
Biểu đồ 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2018 - 2020 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 3706.9 3329.9 3271.6 lợi nhuận 383.3 339.7 345.2 2018 2019 2020
Nhận xét: Từ bảng 2.2, nhìn chung giai đoạn 2018 – 2020, các chỉ tiêu về doanh thu, giá vốn bán hàng, lợi nhuận có sự bất ổn, tăng giảm không đồng đều. Cụ thể là:
Về doanh thu: từ năm 2018-2019; doanh thu giảm 43.533.489 tỷ đồng, tương đương 88.2%, giá vốn và lượng bán ra giữa 2 năm bị chênh lệch nhiều, vốn đầu tư năm 2018 so với năm 2017 tăng 49.165.024 tỷ đồng; nhưng đến năm 2019 lại sụt giảm rất nhiều. Doanh thu giảm do công ty gặp vấn đề về tài chính và không thu nợ được từ các doanh nghiệp đối tác; lượng hàng nhập khẩu nhiều, nhưng hàng sản xuất ra lại không bán được, nên dẫn đến tình trạng hàng tồn kho.
Từ năm 2019- 2020; doanh thu tăng 5.824.223 tỷ đồng, tương đương 1.78% do công ty dần lấy lại được sự ổn định và tiêu thụ được hàng hóa sản xuất.
Về lợi nhuận: Công ty thu được về lợi nhuận bán hàng từ năm 2019 - 2020 tăng do doanh thu và giá vốn bán hàng đều tăng. Lợi nhuận của các năm 2019 và 2020 lần lượt là 33.972.668 và 34.524.750 tỷ đồng tương đương 1.62%.
Bảng 2.3: Kết quả doanh thu hoạt động tài chính của công ty TNHH Đức Minh giai đoạn 2018-2020
(Đơn vị tính: VND) Chỉ tiêu Doanh thu tài chính Chi phí tài chính Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế (Nguồn: Phòng kế toán)
Biểu đồ 2.3: Kết quả doanh thu hoạt động tài chính của công ty giai đoạn 2018-2020 D oa n h t h u h oạ t đ ộn g tà i c h ín h 10000 9000 8000 7000 6000 5000 4000 3000 2000
Nhận xét: Từ bảng 2.3, nhìn chung giai đoạn 2018 – 2020, các chỉ tiêu về doanh thu tài chính, chi phí tài chính, lợi nhuận có sự bất ổn, tăng giảm không đồng đều.
Năm 2019 so với năm 2018 lợi nhuận sau thuế là âm 5.892.826.646 tỷ đồng. Lợi nhuận giảm do công ty gặp nhiều rủi ro trong tình hình quản lý vốn và chi phí tài chính. Và trong giai đoạn này công ty đang mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh nên phải tốn một khoản chi phí khá lớn đầu tư vào trang thiết bị và cơ sở vật chất, mặt khác nền kinh tế xã hội bấp bênh cũng phần nào ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. Đây là
giai đoạn công ty tìm được ít khách hàng lớn và ổn định và cũng là năm lợi nhuận sau thuế có tỉ lệ âm cao so với các năm kể từ khi thành lập công ty.
Năm 2020 lợi nhuận của công ty là 4.980.880.824 tỷ đồng. So với năm 2019, thì trong năm nay lợi nhuận của công ty đã có bước chuyển biến, tăng 3.804.121.961 tỷ đồng do tình hình tài chính của công ty đang dần ổn định và ký được nhiều hợp đồng dài hạn với khách hàng và đối tác.
Về doanh thu của công ty trong năm 2018 khá cao 1.559.100.870 tỷ đồng, nhưng vì chi phí chi trả lại cũng khá cao 9.001.131.507 tỷ đồng nên công ty thu về lợi nhuận được 7.069.585.509 tỷ đồng.
Đến năm 2019, doanh thu giảm so với năm 2018 âm 1.271.589.357 tỷ đồng và chi phí tăng 1.562.125.880 tỷ đồng, nhưng vì mức doanh thu tài chính thu được thấp hơn mức chi phí tài chính đã làm cho lợi nhuận âm so với năm 2018.
Điều này cho thấy, công ty trong năm nay phải chi trả cho những khoản phí tài chính rất nhiều, nhưng vì khủng hoảng kinh tế của công ty nên doanh thu thu về được ở mức thấp, càng khiến cho tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn và rủi ro.
Tuy nhiên, đến năm 2020, công ty đã và đang dần lấy lại được sự ổn định trong vấn đề tài chính. Trong năm nay, doanh thu của công ty đã tăng 5.796.072.293 tỷ đồng. Mức doanh thu tài chính của công ty thu về được là
6.083.583.806 và chi phí tài chính 16.312.262.0 tỷ đồng. Chính vì vậy, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng đáng kể.
Để tiếp tục phát triển trong thời gian tới, công ty cần xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm cũng như khả năng ngoại ngữ. Ngoài ra, công ty nên sản xuất thêm nhiều sản phẩm mới và đưa ra kế hoạch kinh doanh cũng như truyền thống, marketing vào các mảng giao nhận: gia công, sản xuất xuất khẩu, xuất nhập khẩu tại chỗ để tăng doanh thu cũng như khả năng cạnh tranh của mình.
2.4 Thực trạng giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Đức Minh
2.4.1 Cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty giai đoạn 2018-2020
Bảng 2.4: Cơ cấu thị trường nhập khẩu
Thị trường kinh doanh Trung Quốc Italia Hàn Quốc Tổng cộng
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu thị trường nhập khẩu 2018 1 26.4 72.6 2019 3 35.6 Trung Quốc Italia Hàn Quốc 61.4 Trung Quốc Italia Hàn Quốc 2020 7 34.5 58.5 Trung Quốc Italia Hàn Quốc
Có thể thấy, thị trường nhập khẩu của công ty tập trung chủ yếu vẫn là các nước ASEAN.
Thị trường Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu chính, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị thị trường công ty, cụ thể là: 72.6% năm 2018, 61.4% năm 2019, 58.5% năm 2020. Trung Quốc là một thị trường tiềm năng về cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu với số dân đông và khoảng cách địa lý cũng gần Việt Nam nên việc giao thương sẽ dễ dàng thuận tiện hơn. Tuy vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhưng thị trường ở nước này lại có xu hướng giảm. Điều này cho thấy công ty đang có hướng mở rộng sang các quốc gia khác.
Đối tác Italia cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể và có sự thay đổi tăng giảm giữa các năm không đáng kể lần lượt là 26.4% - 35.6% - 34.5%. Đây cũng được coi là một thị trường nhập khẩu trọng điểm của công ty trong việc mua bán hàng hóa nhập khẩu.
Đối với Hàn Quốc, đây là một thị trường mới gia nhập trong hoạt động xuất nhập khẩu của công ty. Tuy đây là một thị trường nhỏ, tỷ lệ nhập khẩu đạt ở mức không cao, nhưng tỷ trọng mua bán trong năm 2018 - 2019- 2020 luôn tăng, lần lượt là 1% - 3% - 7%. Hiện nay, công ty đang chú trọng đến việc hợp tác mua bán hàng hóa với Hàn Quốc, đây cũng là một quốc gia mà công ty có thể đặt niềm tin vào các sản phẩm và chất lượng nhập khẩu. Cũng là tín hiệu tốt để duy trì mối quan hệ giữa hai nước.
2.4.2 Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty
Bảng 2.5: Các mặt hàng nhập khẩu chính STT HÀNG HÓA NHẬP KHẨU 1 SODA 2 KOH
3 Thiết bị vệ sinh lavabo
4 Bi nghiền cao nhôm
5 Gạch chịu lửa
Mặc dù là công ty xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng khác nhau, nhưng nhập khẩu hạt soda vẫn là mặt hàng chính. Doanh thu của của mặt hàng này chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong các hoạt động của Công ty TNHH Đức Minh. Doanh
Hoạt động giao nhận nhập khẩu đã trở thành một trong những hoạt động tạo nên thương hiệu của Công ty TNHH Đức Minh. Doanh thu của hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển cũng góp phần vào việc trích một phần lợi nhuận đầu tư cho cơ sở vật chất và phương tiện vận tải của công ty mỗi năm.
2.4.3 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty
Sơ đồ 2.1: Quy trình giao nhận hàng hóa tại công ty TNHH Đức Minh
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)
2.4.3.1 Nhận, kiểm tra và chuẩn bị bộ chứng từ hàng nhập khẩu
Bộ phận chứng từ các yêu cầu từ khách hàng, liên hệ với khách hàng, trước khi tàu cập cảng, để nhận những thông tin về lô hàng cần thiết cho việc nhận hàng: thông tin về tàu, bản lược khai hàng hóa cũng như vận đơn và bộ chứng từ hàng hóa. Bộ phận chứng từ cũng sẽ nhận thông báo hàng đến về lô hàng từ đại lý hãng tàu và nhận pre-alert từ đại lý giao nhận ở cảng xếp hàng (nếu là surrendered B/L) để có thể lên hãng tàu lấy lệnh giao hàng D/O.
Về việc nhận được bộ chứng từ, nhân viên phải kiểm tra lô hàng có nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có giấy phép hay không, kiểm tra tính phù hợp của hợp đồng, hóa đơn và vận đơn.
Đối với lô hàng được phân tích, hàng hóa nhập khẩu là Natri Bentonite PH 9-
11có xuất xứ từ Trung Quốc, hàng thuộc danh mục được phép nhập khẩu vào Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật.
- Số B/L: SITGTXHP317297
- Tên tàu: BAL PEACE V.2032S
- Cảng bốc hàng: XINGANG, CHINA
-Cảng dỡ hàng: HAIPHONG, NEWPORT 189
- Số lượng container: 5
- Ngày xếp hàng lên tàu: 02.01.2021
Về hóa đơn thương mại (Commercial Invoice):
- Số hóa đơn: KM–DM/241220
- Bao bì, đóng gói: hàng được đóng trong kiện
- Tổng khối lượng: 100 MT
2.4.3.2 Lấy lệnh giao hàng (D/O)
Thông báo hàng đến sẽ được gửi đến trước 1 – 2 ngày so với ngày dự kiến tàu đến. Nhân viên giao nhận đem thông báo hàng đến, B/L và giấy giới thiệu của công ty và đóng những chi phí cần thiết để lấy lệnh giao hàng D/O của hãng tàu, giấy trả container rỗng, lệnh cược container về kho (tùy theo hãng tàu, tùy theo loại hàng). Nhân viên nhận lệnh giao hàng có dấu hiệu đã thu phí đầy đủ, có đủ chữ ký của hãng tàu, tiến hành kiểm tra lệnh giao hàng ngay tại đó, xem xét thông tin trên lệnh giao hàng có trùng khớp với vận đơn hay không nếu có sai sót thì liên hệ với nhân viên hãng tàu để kịp thời điều chỉnh.
Đối với lô hàng này, ngày dự kiến hàng đến là ngày 17-01-2021. Nhân viên giao nhận kiểm tra những nội dung chủ yếu sau trên D/O:
- Tên tàu: BAL PEACE V.2032S
- Số vận đơn: SITGTXHP317297
- Tên và địa chỉ của người nhận hàng: Công ty TNHH Đức Minh ( địa chỉ:
Khu CN Khai Quang, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc)
- Tên hàng: Natri Bentonite PH 9-11
2.4.3.3 Cước (mượn) container
Nhân viên giao nhận phụ trách lô hàng phải làm giấy mượn container với các thông tin có được trên D/O. Sau đó, sẽ thanh toán số tiền mượn container với hãng tàu tùy theo mặt hàng và loại container cần mượn. Giấy mượn container có 4 bản: 1 bản hãng tàu giữ, phòng thương vụ cảng giữ 1 bản, 2 bản còn lại nhân viên công ty sẽ giữ (để lấy lại tiền cọc và trả container rỗng).
Đối với việc trả container rỗng sau khi hoàn thành việc giao hàng, container được đưa về đúng địa điểm được chỉ định ghi trên giấy mượn container hoặc ghi trên phiếu hạ rỗng.
2.4.3.4 Lấy phiếu giao nhận container
Nhân viên giao nhận lấy 01 bản gốc D/O (có xác nhận nợ tại phòng thương vụ) để lấy phiếu giao nhận container (EIR) hàng nhập. Sau đó, phiếu EIR này sẽ được đem đi làm thủ tục thanh lý hải quan (trên phiếu có mộc của hải quan). Nhân viên phải kiểm tra những thông tin trên phiếu EIR như số container, số seal xem có trùng khớp với vận đơn không. Phiếu EIR thể hiện tình trạng, vị trí container.
2.4.3.5 Chuẩn bị chứng từ mở tờ khai hải quan
Bộ chứng từ tờ khai cần chuẩn bị bao gồm:
- Tờ khai hải quan: 2 bản chính (1 bản chính cho người nhập khẩu, 1 bản dành cho hải quan lưu)
- Hợp đồng mua bán hàng hóa: 1 bản chính
- Hóa đơn thương mại: 1 bản chính
- Phiếu đóng gói: 1 bản chính
- Giấy giới thiệu của công ty nhập khẩu: 1 bản
- Vận đơn: 1 bản sao (2 mặt), có đóng dấu của hãng tàu
-Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có): bản gốc
2.4.3.6 Mở tờ khai hải quan
Nhân viên phòng Đại lý hải quan của công ty tiến hành lập tờ khai, khai báo hải quan qua mạng với hệ thống ECUS 5 để lấy số tiếp nhận, số tờ khai và phân luồng hàng hóa. Việc phân luồng sẽ phụ thuộc vào 108 tiêu chí, trong đó có 3 yếu tố quan trọng nhất là: mức thuế của loại hàng hóa, con người (người đi làm thủ tục hải quan) và doanh nghiệp (thời gian hoạt động, ngành nghề hoạt động, sự nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật…). Kết quả phân luồng được hệ thống đưa ra rơi vào một trong 3 luồng xanh, vàng, đỏ tương ứng với mã loại hình kiểm tra 1, 2 ,3:
- Luồng xanh (1): Hàng hóa được chấp nhận thông quan trên cơ sở các thông
tin được khai báo trên hệ thống máy tính. Hàng hóa được phân vào luồng xanh là hàng hóa không chịu thuế, hoặc nếu có thì được miễn theo quy định của pháp luật. Với kết quả phân luồng xanh, hàng hóa được miễn kiểm tra chứng từ và kiểm tra thực tế hàng hóa.
- Luồng vàng (2): Hàng luồng vàng là hàng có thuế nhập khẩu phải nộp, được
kiểm tra thủ công. Doanh nghiệp phải nộp bộ chứng từ cho cơ quan hải quan kiểm tra, nếu không có sai sót, sẽ được thông quan. Nếu trong quá trình kiểm tra có sai sót, hàng hóa sẽ bị phân vào luồng đỏ và bị kiểm tra thực tế hàng hóa.
- Luồng đỏ (3): Hàng hóa được phân luồng đỏ sẽ phải chịu kiểm tra chứng từ
và kiểm tra thực tế hàng hóa với mức độ 5%, 10% hoặc 100% lô hàng. Nếu không có gì sai sót trong khai báo, Hải quan kiểm hóa sẽ đóng dấu lên tờ khai vào ô xác nhận thông quan. Trong trường hợp phát hiện sai sót hoặc lỗi trong quá trình kiểm hóa, hàng sẽ bị tạm giữ để điều tra và doanh nghiệp sẽ bị xử lý phạt tiền hoặc trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ sai phạm.
Lô hàng nhập khẩu với hợp đồng số 13052P, nhập khẩu vào Cảng Cát Lái được khai báo hải quan vào ngày 07/06/2017, số tờ khai 101444122251, mã loại hình A11, mã phân loại kiểm tra 2. Vì hàng hóa bị phân luồng vàng nên nhân viên giao nhận được sự ủy quyền của khách hàng, nộp bộ chứng từ lên cơ quan hải quan để được kiểm tra. Kết quả kiểm tra chứng từ đối với lô hàng trên không có gì sai sót nên được thông quan.
2.4.3.7: Kiểm hóa