Đây là phương pháp cổ xưa nhất và ít được sử dụng ở những xưởng sản xuất trang sức hiện đại, tuy nhiên những xưởng sản xuất tư nhân thì vẫn áp dụng phương pháp này. Hiện tại có đến 60% các xưởng sản xuất nữ trang tư nhân ở Việt Nam vẫn dùng phương pháp đèn khò để nấu chảy tạo vàng 14K và 18K.
Hình 2.8. Toàn bộ hệ thống đúc vàng bằng khí gas
Toàn bộ quá trình đúc vàng trang sức (14K và 18K) bằng khí gas gồm các bước sau:
Bước 1. Làm vệ sinh khu vực đúc và chuẩn bị dụng cụ
Trước khi bắt đầu đúc, bàn đúc, các dụng cụ cần thiết như chén nấu, kìm gắp…phải được vệ sinh sạch sẽ (hình 2.9).
Hình 2.9. Làm vệ sinh khu vực đúc và chuẩn bị dụng cụ
Bước 2. Chuẩn bị nguyên liệu đúc
Nguyên liệu đúc dưới dạng vàng nguyên chất cùng với hội vàng được cân theo tỷ lệ nhất định và cho vào chén nấu (hình 2.10).
Hình 2.10. Nạp nguyên liệu vào chén nấu
Bước 3. Chuẩn bị khuôn đúc
Khuôn đúc được chuẩn bị trước và đặt đúng trên miệng của ống hút như trên hình 2.11.
Hình 2.11. Khuôn đúc đang được đặt vào miệng ống hút
Bước 4. Nấu chảy
Propan hay khí tự nhiên được sử dụng nhiều hơn trong nấu chảy, vì chúng được cho là có thể tạo ra ngọn lửa sạch hơn axetylen (hình 2.12). Ngọn lửa khí gas có tính khử: ngọn lửa này có hình dạng không đều, có màu lam sáng và ít tạo ra tiếng ồn. Ngọn lửa này có lượng oxy thấp, vì thế nó lấy oxy từ không khí xung quanh và ngăn chất nấu chảy không bị oxy hóa. Gần như tất cả các loại hợp kim đều có thể nấu chảy bằng ngọn lửa khí gas.
Bước 5. Tiến hành đúc
Sau khi được nấu chảy, vàng được rót vào khuôn như trên hình 2.13.
Hình 2.13. Rót vàng nóng chảy vào khuôn
Bước 6. Kết thúc quá trình đúc
Sau khi kết thúc quá trình đúc, khuôn được lấy ra và nhúng vào nước nguội để làm rã thạch cao ra khỏi phôi đúc (hình 2.14, a và b). Sau đó phôi được làm sạch bằng máy xịt hơi nước. Đến đây thì quá trình đúc đã hoàn thành, ta thu được khâu sản phẩm (hình 2.14, c và d).
a b
c d Hình 2.14. Kết thúc quá trình đúc vàng bằng khí gas
Đây là phương pháp cổ điển, nhà sản xuất không thể khống chế được nhiệt độ, sản phẩm làm ra bị ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt độ và các điều kiện làm việc môi trường xung quanh. Trong các nghiên cứu thử nghiệm của đề tài chúng tôi chỉ thử nghiệm một lượng nhỏ và thấy rằng chúng tồn tại các vấn đề sau đây:
- Hiện tượng oxy hóa trên bề mặt rất hay xảy ra, làm cho sản phẩm có mầu tối đen (hình 2.14, d).
- Hợp kim vàng sau khi đúc thường có độ xốp lớn, nhiều khi thấy được bằng mắt thường.
- Việc tạo độ bóng cho sản phẩm trang sức thường rất khó.
- Màu sắc của trang sức vàng thường không ổn định, rất khó khống chế để tạo ra các màu sắc của sản phẩm trang sức theo ý muốn.