5. Kết cấu của bài khóa luận
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
nông nghiệp.
Quá trình hình thành và phát triển của CCKT ngành nông nghiệp chịu sự tác động chi phối của nhiều nhân tố khác nhau. Những nhân tố này tác động to lớn đến việc hình thành và phát triển của CCKT ngành nông nghiệp. Do vậy, việc nghiên cứu từng nhân tố có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm phát huy những nhân tố tích cực và hạn chế những nhân tố tiêu cực giúp đẩy nhanh quá trình CDCCKT ngành nông nghiệp nước ta theo hướng tiến bộ hơn.
1.1.2.3. Nhân tố về tự nhiên.
CCKT của một nước, một vùng, bao giờ cũng dựa trên lợi thế về địa lý và khí hậu. Vì vậy, ở những vị trí địa lý khác nhau và vùng khí hậu khác nhau thì việc xác định cơ cấu kinh tế cũng khác nhau. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi,
con người có thể lợi dụng những yếu tố đầu vào có sẵn này để tạo ra những sản phẩm với chi phí thấp nhất với chất lượng cao nhất.
Nước ta có lợi thế so sánh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên. Đây là yếu tố tiền đề có vai trò quan trọng trong việc hình thành cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Các yếu tố về tự nhiên bao gồm: đất đai, thời tiết, khí hậu, nguồn nước, tài nguyên rừng, biển, … tác động trực tiếp tới việc hình thành, vận động và biến đổi của cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những sinh vật sống, chúng chỉ tồn tại và phát triển tốt khi có được sự hội tụ đầy đủ của 5 yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí và dinh dưỡng. Nó quy định nên những sản phẩm nông nghiệp khác nhau, điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ phát triển những ngành có lợi thế khác nhau. Vì vậy CCKT và CDCCKT của mỗi vùng miền, địa phương bao giờ cũng khác nhau dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên nhằm khai thác hết tiềm năng phục vụ cho sản xuất.
1.2.2.2. Nhân tố về tác động của khoa học công nghệ.
Công nghệ trong nông nghiệp là tập hợp các tri thức khoa học nông nghiệp được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp. Khoa học và công nghệ cho phép sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, tạo ra các điều kiện sản xuất thuận lợi cho nông nghiệp, nó bao gồm các lĩnh vực tác động trực tiếp đến đối tượng sản xuất nông nghiệp (công nghệ sinh học, công nghệ cấy ghép, gen, lai tạo giống) mà quan trọng là khai thác đất đai, nâng cao điều kiện của sản xuất nông nghiệp, kết cấu hạ tầng, lưu thông sản phẩm, bảo quản nông sản sau thu hoạch.
KH - CN cũng tạo thêm nhiều ngành nghề mới cho nông nghiệp như dịch vụ nông nghiệp, chế biến nông sản, thú y… làm cho nông nghiệp có sự thay đổi to lớn, thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyên môn hoá, hợp tác hoá trong sản xuất. Điều này góp phần to lớn giúp cơ cấu nông nghiệp thay đổi cả về số lượng và chất lượng, cả bề rộng và chiều sâu.
Nhân tố này luôn tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và phát triển của CCKT nông nghiệp, bao gồm các yếu tố:
- Lao động: Là lực lượng sản xuất chủ yếu, là động lực cho mọi hoạt động sản xuất. Cơ cấu lao động hợp lý sẽ quyết định năng suất, hiệu quả sản xuất, nhất là trong điều kiện áp dụng mạnh mẽ KH - KT vào sản xuất như hiện nay
càng đòi hỏi cao về chất lượng lao động có trình độ cao.
- Kinh nghiệm, tập quán sản xuất: Cho phép phát triển nhanh các ngành nghề truyền thống và hình thành vùng sản xuất chuyên môn hóa phù hợp với những kinh nghiệm và tập quán truyền thống đó.
- Cơ sở hạ tầng, vật chất: Gồm máy móc, thiết bị kỹ thuật, công tác phòng trừ sau bệnh, vật tư nông nghiệp, … đều ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, hiệu quả lao động.
-Đường lối, chính sách phát triển: Tùy theo từng điều kiện cụ thể, từng giai đoạn nhất định mà đường lối, chính sách sẽ khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường hiện nay, việc nghiên cứu các tác động của các yếu tố thị trường là nội dung không thể bỏ qua đối với các chính sách về cơ cấu kinh tế. Bởi mức độ ảnh hưởng của chúng đối với xu hướng CDCCKT cũng mạnh mẽ không kém các nhân tố đầu vào của sản xuất.
1.2.2.4. Đầu tư vốn.
Xã hội phát triển, thu nhập của người dân ngày càng tăng vì vậy sản phẩm tiêu dùng của họ cũng đòi hỏi những yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng. Việc đầu tư vốn cho nông nghiệp sẽ làm tăng năng suất lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm. Phát triển nông nghiệp theo hướng CNH- HĐH yêu cầu về vốn sẽ rất lớn từ cơ sở hạ tầng (giao thông, thông tin liên lạc, …) đến việc vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, đầu tư vốn giúp cho người nông dân tiếp cận công nghệ hiện đại như công nghệ sinh học, giống cây trồng vật nuôi mới vượt khỏi khả năng tích lũy của họ. Do đó, cần có giải pháp phù hợp sẽ thúc đẩy quá trình CDCCKT ngành nông nghiệp diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.
1.2.2.5. Thị trường và sự ảnh hưởng của yếu tố đầu ra đến CDCCKT.
Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường là khâu trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng, do đó luôn là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế và đặc biệt nó làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành và biến đổi giữa các ngành kinh tế, nói đến thị trường là nói đến nhu cầu của con người cần được thỏa mãn thông qua thị trường. Hơn nữa ở nước ta lượng dân cư tương đối lớn tập trung ở vùng nông thôn nên nó đã tạo ra một thị trường sôi động với các hàng hóa nông sản có giá trị kinh tế cao, rất gần gũi và quen thuộc đối với đời sống hàng ngày của con người, nếu mức thu nhập của nhân dân cao tạo sức mua lớn thị trường nông thôn, đồng thời cũng phụ thuộc vào việc nền kinh tế xây dựng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế như thế nào? Và điều hết sức quan trọng là phải giải quyết được vấn đề cơ bản của thị trường: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Vấn đề cơ bản kinh tế nhất phải lựa chọn là sản xuất những loại hàng hóa và dịch vụ, số lượng bao nhiêu, chất lượng ra sao để có thể thỏa mãn tối đa nhu cầu thị trường. Muốn vậy, phải nắm bắt được nhu cầu trong nước và ngoài nước, nhu cầu về chủng loại, về số lượng, chất lượng, về thời gian cung ứng, xác định nhu cầu thị trường không thể tìm ngay trong quan hệ cung cầu hàng hóa, mà phải thông qua giá cả thị trường.
Thực tiễn phát triển kinh tế nước ta trong những năm gần đây cho thấy rằng ngành sản xuất nào, địa phương nào, biết lựa chọn hàng hóa nào thị trường cần thì họ sẽ tồn tại và phát triển trong cạnh tranh và ngược lại. Sản xuất như thế nào? Sau khi đã lựa chọn được sản xuất cái gì là tối ưu thì công việc tiếp theo là tổ chức công việc đó như thế nào để sản xuất nhanh nhất, nhiều nhất với chất lượng tốt nhất và rẻ nhất. Để làm được điều đó trước hết phải lựa chọn được các yếu tố đầu vào một cách thích hợp cả về chủng loại, số lượng, chất lượng và thời gian. Vấn đề quan trọng tiếp theo phải giải quyết là tổ chức kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ với chi phí thấp. Sản xuất cho ai? Những hàng hóa sản xuất ra được tiêu thụ theo giá cả thị trường và quan hệ cung cầu trên thị trường. Việc đầu ra của các sản phẩm nông sản sẽ quyết định hướng đi của CDCCKT và các chính sách đề phù hợp với thị trường. Như vậy thị trường đầu ra và đầu vào có mối quan hệ chặt chẽ với cơ cấu kinh tế trong một hệ thống, mối quan hệ này càng hoàn hảo bao nhiêu thì cơ cấu kinh tế càng hợp lý bấy nhiêu. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng là tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản, rau quả, dịch vụ và giảm tỷ trọng lương thực.
1.2. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp ở một số địa phương và bài học cho tỉnh Thái Bình.
1.2.1. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp ở một số địa phương.
1.2.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hà Nam.
Hà Nam là tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng Sông Hồng có nhiều nét tương đồng với Thái Bình, phía Bắc tiếp giáp với thành phố Hà Nội, phía Đông giáp với Hưng Yên và Thái Bình, phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình, phía Đông Nam giáp tỉnh Nam Định và phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình. Hà Nam có diện tích 860,5 km2, dân số là 802.200 người. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2019 tỉnh Hà Nam đạt 7.900 tỷ đồng, tăng 1,7% so với năm 2018. Năng suất lúa cả năm đạt 62 tạ/ha tăng 0,8% so với năm 2018, tổng sản lượng
lương thực đạt trên 422 nghìn tấn, thủy sản đạt 23.137 tấn, tăng 2,7% so với năm 2018. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2019 đạt 46 triệu đồng/người/năm tăng 13 triệu đồng so với năm 2010 (33 triệu đồng/người). Để có được những thành tựu này trong phát triển kinh tế nông nghiệp, trong những năm vừa qua, tỉnh Hà Nam đã thực hiện một số chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp như: (1) Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao nhằm phát triển nông nghiệp, đồng thời bảo đảm được mục tiêu về môi trường: chính sách này đã được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19 nhiệm kỳ 2016-2020 của tỉnh; (2) Chính sách chuyển đổi hình thức tổ chức sản xuất gắn với thực hiện tích tụ ruộng đất để phát triển nền nông nghiệp bền vững nhằm đạt mục tiêu về kinh tế.
Việc tích tụ ruộng đất có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển đổi hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp từ sản xuất manh mún sang sản xuất hàng hóa lớn. Xác định được vấn đề trên, tỉnh Hà Nam đã đưa ra chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất. Cách làm này đã giúp tỉnh Hà Nam tích tụ tập trung được trên 1.841 ha, vượt 22,8% kế hoạch với 5.618 hộ và 161 mô hình sản xuất lúa, rau củ quả, hoa, dược liệu, cây ăn quả tham gia chuỗi liên kết sản xuất nông sản sạch, trong đó có 33 mô hình có quy mô từ 3ha/mô hình trở lên; (3) Chính sách phát triển mạnh chăn nuôi nông hộ, nhóm hộ theo hướng hợp tác xã kiểu mới gắn với các Đề án ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi, xử lý môi trường nhằm đạt mục tiêu về môi trường bên cạnh việc phát triển nông nghiệp. Hà Nam đã phát triển ngành Chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời tập trung phát triển gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao như bò sữa, bò sinh sản, bò thịt…, tập trung công tác vệ sinh môi trường trong quá trình chăn nuôi; (4) Chính sách tăng cường hợp tác với Nhật Bản và Israel, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Lâm Đồng trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm học tập công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp để phát triển nông nghiệp đồng thời hướng tới bảo đảm các mục tiêu của phát triển bền vững;
(5) Chính sách tập trung huy động, lồng ghép các nguồn lực xây dựng nông thôn mới, có cơ chế hỗ trợ mạnh cho khu vực nông thôn, điều chỉnh phương
thức hỗ trợ từ cấp phát sang thực hiện theo đề án cụ thể, nhằm hướng tới mục tiêu kinh tế và xã hội của phát triển bền vững.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc.
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng với diện tích tự nhiên là 1.231 km2, dân số toàn tỉnh là 1.079.500. Năm 2019, Vĩnh Phúc xếp thứ 15 về GRDP, xếp thứ 9 về thu nhập bình quân đầu người (105 triệu đồng). Tuy nhiên, cơ cấu nông lâm thủy sản trong GDP của Vĩnh Phúc rất thấp (năm 2019 chỉ chiếm 5,45%). Giai đoạn 2000-2010, ngành Nông nghiệp Vĩnh Phúc đã bộc lộ những hạn chế như: lao động nông nghiệp dịch chuyển nhiều sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ dẫn đến việc thiếu hụt lao động trong sản xuất nông nghiệp.
Thời gian qua, Vĩnh Phúc đã triển khai một số chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hướng đến mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung, bảo đảm an toàn thực phẩm, kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ môi trường, cụ thể như sau: (1) Chính sách ưu tiên phát triển các ngành có lợi thế của tỉnh nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững (Quyết định số 3216/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc); (2) Chính sách hỗ trợ tín dụng cho nông dân đầu tư máy móc, ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm đạt mục tiêu về kinh tế và xã hội; (3) Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn (Nghị quyết số 202/2015/NQ- HĐND ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về ban hành chính sách hỗ trợ đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020); (4) Quy hoạch, định hướng các ngành sản xuất nông nghiệp theo địa bàn (phát triển chăn nuôi ở địa bàn trung du, miền núi, bò sữa ở vùng ven sông, vùng đồng bằng phát triển ngành trồng trọt, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái,…): Để phát triển và dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo định hướng nhất định mà Tỉnh đề ra, trước hết, cần quy hoạch các ngành sản xuất nông nghiệp. Nhận thức được vấn đề này, trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt các quy hoạch, bao gồm: Quy hoạch vùng sản xuất rau
an toàn đến năm 2020 trên diện tích 3.127ha; Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm của 7/9 huyện, thành phố, bao gồm 34 xã chăn nuôi lợn, 38 xã chăn nuôi gia cầm, 21 xã chăn nuôi bò thịt và 22 xã chăn nuôi bò sữa,…
1.3.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên.
Hưng Yên là tỉnh trung tâm của đồng bằng sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội khoảng 60km về phía Đông nam. Hưng Yên được đánh giá là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh và cao. CCKT đang dần chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH. Nông nghiệp, nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng giữa chăn nuôi và trồng trọt được cân đối.
Quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua cho thấy, CCKT nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất cây lương thực, tăng tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản, rau quả, cây công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp. Trong đó, cây lương thực chiếm 24%; rau quả, cây công nghiệp 30%; chăn nuôi, thủy sản 46%. Giá trị thu nhập bình quân
1 ha canh tác đạt gần 100 triệu đồng. Cây ăn quả phát triển mạnh, đặc biệt là các loại cây có múi đã trở thành sản phẩm nổi tiếng, được nhiều địa phương biết đến, diện tích cây ăn quả đạt 8.000 ha, sản lượng trên 100 nghìn tấn. Rau quả, cây công nghiệp, cây dược liệu, hoa, cây cảnh ngày càng được nông dân ở các địa phương mở rộng diện tích, cho thu nhập khá. Lĩnh vực chăn nuôi, thuỷ sản phát triển mạnh và toàn diện từ số lượng, chất lượng, quy mô đến hình thức chăn nuôi, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7%/năm. Cơ cấu giống chuyển đổi mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá, chương trình “nạc hóa đàn