I. Tóm tắt lý thuyết:
Thông qua các ví dụ thực tế hình thành cho các em khái niệm về chuyển động cơ học , chuyển động đều, chuyển động không đều…cụ thể
a, Sự thay đổi vị trí của một vật so với các vật khác theo thời gian gọi là chuyển động cơ học.
+ Một vật có thể coi là đứng yên so với vật này nhưng lại là chuyển động so với vật khác.
b, Chuyển động thẳng đều là chuyển động trong đó vật đi được những quãng đường bằng nhau
trong những khoảng thời gian bất kỳ.
+ Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc của vật có độ lớn thay đổi theo thời gian.
c, Vận tốc của chuyển động thẳng đều cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và
được đo bằng quãng đường đi được trong 1 đơn vị thời gian: v = s /t Trong đó :
s: Quãng đường đi được.(m,km) t: Thời gian. (s, h)
v: Vận tốc: m/s ; km/h 1m/s=100cm/s=3,6km/h
Véc tơ vân tốc có:
- Gốc đặt tại 1 điểm trên vật
- Hướng: trùng với hướng chuyển động
- Độ dài tỷ lệ với độ lớn của vận tốc theo 1 tơ xích tuỳ ý cho trước
d, Phương trình xác đinh vị trí của 1 vật:
0 A x * Các bước lập phương trình:
- Chọn toạ độ gốc thời gian, chiều (+) của chuyển động - Viết phương trình:
x = x0 ± vt
x: Vị trí của vật so với gốc tại thời điểm bất kỳ x0 : Vị trí của vật so với gốc toạ độ tại t=0 “+”: Chuyển động cùng chiều dương “ – “ : Chuyển động ngược chiều dương
Hệ quả:
+Nếu hai hay nhiều vật gặp nhau: x1 = x2 = … = xn
+ Nếu hai vật cách nhau 1 khoảng l: sảy ra 2 trường hợp: Các nhau 1 khoảng l trước khi gặp nhau và sau khi gặp nhau: x 2 – x 1 =l
x1 – x 2 = l.
e, Vẽ sơ đồ thị chuyển động của vật:
Bước 1: Lập phương trình, xác định vị trí của vật Bước 2 : Lập bảng biến thiên.
Bước 3: Vẽ đồ thị
Bước 4: Nhận xét đồ thị ( nếu cần)