Giải pháp ứng dụng TMĐT cho phát triển thị trưòng hàng TCMN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử trong phát triển thị trường cho hàng thủ công mỹ nghệ .doc (Trang 28 - 32)

TCMN ở Việt Nam

Hàng TCMN là ngành hàng truyền thống và có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển hình thành

nên một thế hệ tiêu dùng mới, số lượng người lướt web ngày càng nhiều. Xét về số lượng thị trường mà hàng TCMN Việt Nam có mặt thì quả là không nhỏ, chúng ta cũng đã có nhiều trang web giới thiệu sản phẩm nhưng chúng ta chỉ mới dừng ở đó. Dừng ở góc độ làm quen với TMĐT chứ chưa phải xây dựng nó, biến TMĐT thành việc mua bán, đặt hàng thường xuyên. Muốn thị trường phát triển sâu hơn thì hàng TCMN cần phải ứng dụng TMĐT.

Những giải pháp ứng dụng TMĐT cho phát triển thị trường hàng TCMN của Việt Nam là:

- Các doanh nghiệp tổ chức, thành lập nên các website giới thiệu sản phẩm, cung cấp các hình ảnh mới nhất của sản phẩm lên mạng. Thường xuyên thay đổi, chỉnh sữa hình ảnh để có những giao diện, lôi kéo được người tiêu dùng. Hình ảnh trên mạng mà sơ sài chỉ mang tính hình thức sẽ gây nhàm chán cho người xem và gây hiệu ứng dây chuyền tới rất nhiều người. Như thế sản phẩm không những không được quảng bá rộng rãi mà còn dễ bị lu mờ bởi nhiều sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Trong xu thế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, ở trên internet người tiêu dùng không phải chỉ tìm thấy một sản phẩm của một quốc gia duy nhất mà là nhiều sản phẩm của nhiều quốc gia. Nếu chúng ta xây dựng một trang web sơ sài, khó tiếp cận, khó sử dụng thì chúng ta đang tụ đào thải mình. Có thể người Nhật thích gốm Việt Nam hơn gốm Trung Quốc nhưng nếu việc tiếp cận, giao dịch , mua bán khó khăn thì họ sẽ chọn gốm Trung Quốc. Doanh nghiệp này hay doanh nghiệp khác mà có những chiến lược quảng cáo tiếp thị đúng đắn sẽ giúp ích rất nhiều. Trong thời đại hiện nay, không nhiều người muốn bỏ quá nhiều thời gian cho việc mua sắm bởi vì thời gian đó họ kiếm được rất nhiều tiền. Các doanh nghiệp cũng vậy họ cần mua nhanh để bán cho những khách hàng thiếu thời gian. Nhờ TMĐT đã giúp ích rất nhiều cho việc giao dịch. Hàng TCMN Việt Nam cần có những website riêng và thường xuyên tự đổi mới. Bên cạnh đó,tong cách bố trí sản phẩm nên để sản

phẩm theo dòng sản phẩm.Ví dụ: gốm, mây tre đan, lụa tơ tằm, đồ gỗ nên có cách phâqn bố hợp lí để khách hàng dễ tìm kiếm chứ không nên để khách hàng lạc vào một mê cung. Có thể phân loại sản phẩm theo vùng và nên có những đặc trưng riêng của sản phẩm. Ví dụ : gốm bát tràng có nước men bóng bẩy , gốm phù lãng có đặc trưng men gốm màu da lươn, gốm thổ hà, gốm hương canh...Làm như thế sẽ tạo cho khách hàng cảm giác tin tưởng khi lựa chọn mua hàng. Họ biết chúng ta không giấu diêm nguồn gốc hàng và thế sẽ tin vào chúng ta hơn. Để có một trang web tốt cần có đội ngũ tri thức khoa học công nghệ

- Không riêng việc xây dựng một website mà chúng ta cần xây dựng cơ sở về hạ tầng công nghệ tốt. cần một hệ thống điện thoại hoạt động tốt và có thể đáp ứng nhu cầu c`ủa khách hàng mọi lúc mọi nơi. Những việc nàydoanh nghiệp cần phải làm song song với nhau để các điều kiện có cơ sở bổ trợ cho nhau cùng phát triển.

- Ngoài sự nỗ lựccủa chính bản thân doanh nghiệp thì cần phải có sự hỗ trợ về mặt pháp lí và kĩ thuật của nhà nước. Một hành lang pháp lí chắc chắn và thông thoáng sẽ giúp cho TMĐT được diễn ra tốt hơn. Không còn những e ngại khi giao dịch với đối tác nước ngoài với khối lượng sản phẩm lớn. Hàng TCMN không chỉ nhìn là có thể mua ngay, với các trang web cần có các thông tin chính xác, không để xảy ra tình trạng lừa khách hàng. Một hệ thống pháp lí tốt để có thể giúp cho người mua và cả người bán giao dịch thuận tiện hơn.

KẾT LUẬN

Thương mại điện tử đã, đang và sẽ là xu hướng phát triển của thương mại Việt Nam. Luật thương mại điện tử chính thức có hiệu lực từ tháng 1 năm 2006 đã chứng tỏ sự cố gắng rất nhiều của nhà nước ta trong việc hoàn thiện khung pháp lí cho thương mại điện tử. Sự phát triển nhanh chóng của TMĐT và công nghệ thông tin đã đóng góp một phần rất lớn trong sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt nam. Trong xu thế hội nhập như hiện nay thì TMĐT là một phần tất yếu và là xu hướng phat triển của toàn thế giới. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ là một mặt hàng truyền thống nhưng lại là một mặt hàng đem lại giá trị gia tăng cao. Ứng dụng tthương mại điện tử vào phát triển hàng thủ công mỹ nghệ là một việc nên làm và cần phải được đầu tư đúng mức. Vì khi ứng dụng TMĐT vào hàng thủ công mỹ nghệ sẽ giúp cho việc mở rộng thị trường tốt hơn. Giúp cho việc người nông dân tiếp cận được với thị trường,tiếp cận được với khách hàng và sẽ hiểu rõ hơn khách hàng để đáp ưng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Điều này từ trước đến nay không được các doanh nghiệp quan tâm một cách đúng mức nên thị trường hang TCMN của chúng ta đã mất đi nhiều.

Muốn ứng dụng TMĐT vào để phát triển thị trường cho hàng thủ công mỹ nghệ cần có sự quan tâm đúng mức của nhà nươc bằng cách xây dựng một hệ thống luật đầy đủ và tiện lợi cho các bên tham gia. Bên cạnh đó việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng , nguồn nhân lực để phục vụ tốt hơn cho khách hàng là một điều không thể thiếu

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử trong phát triển thị trường cho hàng thủ công mỹ nghệ .doc (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w