Bước 1: HĐ nhóm đô

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 8 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống soạn chuẩn theo CV 2345 (Trang 26 - 29)

+ HS quan sát trang bìa theo câu hỏi gợi ý - Cho biết tranh vẽ gì?

- Có một bạn đang làm gì?

- Bước 2: HĐ cả lớp: HS chia sẻ trước lớp về nội dung trang bìa

Hoạt động 2: Kể chuyện (20 phút)

B1: GV kể chuyện, tạo điểm ngưng ( 5 phút) B2: HS hồi tưởng kể lại câu chuyện (15 phút)

+ HS dựa vào hệ thống câu hỏi tự kể bằng lời kể của mình - Trong câu chuyện có những nhân vật nào?

- Bác Hồ đến thăm ai?

- Tại sao Tộ không nhận kẹo?

- Bác khen bạn Tộ như thế nào? Vì sao Bác khen bạn Tộ? + HS kể cho nhau nghe

+ HS kể chuyện trước lớp

Hoạt động 3: Thảo luận, liên hệ thực tế ( 10 phút)

+ Mở rộng thảo luận ( 5 phút)

+ Liên hệ, vận dụng thực tế ( 5 phút) Câu 1: Em học tập được gì ở bạn Tộ?

Câu 2: Em không nên học ở bạn Tộ điều gì?

3. Vận dụng trải nghiệm:

- Về nhà kể cho người thân nghe câu chuyện.

_________________________

NS: 04 /11/2021NG: T6. 05/11/2021 NG: T6. 05/11/2021

Toán: THỰC HÀNH LẮP GHÉP, XẾP HÌNH (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận dạng được hình đã học (hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật)

- Nắm được các thao tác đơn giản khi xếp, ghép các hình đơn lẻ thành một hình tổng hợp theo yêu cầu.

- Rèn trí tưởng tượng không gian, biết phân tích tổng hợp khi xếp, ghép các hình - Gây hứng thú học tập khi HS tự xếp, ghép được các hình mà mình thích

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Mô hình để xếp , ghép (theo các bài trong SGK) - Bộ đồ dùng học Toán 1

- Sưu tầm một số bộ đồ chơi xếp, ghép hình

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Khởi động kết nối: 1. Khởi động kết nối:

- Ổn định tổ chức: Hát - Giới thiệu bài

- Lắng nghe

2. Luyện tập - Thực hành* Bài 1: Cắt ghép hình * Bài 1: Cắt ghép hình

- Hướng dẫn HS cắt ghép hình như SGK - HS thực hiện cắt ghép trước lớp

- HS nhận xét bạn

* Bài 2: Ghép hình - GV nêu yêu cầu của bài.

- HS quan sát tổng thể hình dạng của 8 miếng bìa và mẫu ghép hình 3 với hình B, lựa chọn mỗi miếng bìa ở cột thứ nhất với một tấm bìa thích hợp ở cột thứ hai để ghép được các hình tròn, hình vuông, hình tam giác hoặc hình chữ nhật. - HS lên bảng thực hiện.

- GV cùng HS nhận xét

3. Vận dụng trải nghiệm:

- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

Tiếng Việt: ÔN LUYỆN TUẦN 7 ( T 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc, viết t đúng ph, qu, v, x , y, phố cổ, đá quý, xứ sở, vỉa hè chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét; viết đúng dấu huyền, dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, đặt dấu đúng vị trí; đưa bút theo quy trình viết; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các chữ mẫu (sử dụng thiết bị dạy học hiện có). - Vở ôli.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Giới thiệu bài: GV hướng dẫn HS nhận diện các tiếng hiểu MĐYC của bài

học: tập viết ph, qu, v, x , y ôn lại cách viết các từ kiểu chữ thường, cỡ vừa.

2. Luyện đọc:

- GV viết lên bảng lớp hoặc sử dụng thiết bị dạy học (TBDH): ph, qu, v, x , y, phố cổ, đá quý, xứ sở, vỉa hè

- Cả lớp nhìn bảng, đọc.

- GV vừa viết mẫu lần lượt từng tiếng, vừa nói lại quy trình viết. Nhắc HS chú ý nối nét giữa các chữ trong tiếng.

3. Luyện viết:

- HS mở vở, tập viết ph, qu, v, x , y. phố cổ, đá quý, xứ sở, vỉa hè GV hướng dẫn HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng; khuyến khích HS hoàn thành.

- GV nhận xét, chữa bài cho HS; khen ngợi những HS viết đúng, nhanh.

4. Vận dụng trải nghiệm:

- GV nhận xét tiết học; khen ngợi những HS viết đúng, nhanh, đẹp.

Tiếng Việt: ÔN LUYỆN TUẦN 7 ( T 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đoc, viết đúng “ Nhà bé ở Thủ đô…bé nhớ bà” (trang 72) thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét; viết đúng dấu huyền, dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, đặt dấu đúng

vị trí; đưa bút theo quy trình viết; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các chữ mẫu (sử dụng thiết bị dạy học hiện có). - Vở ôli.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Giới thiệu bài: GV hướng dẫn HS nhận diện các tiếng hiểu MĐYC của bài

học: tập viết an, on, en, un, ăm, khăn rằn, củ sâm ôn lại cách viết các từ kiểu chữ thường, cỡ vừa.

2. Luyện đọc:

- GV viết lên bảng lớp hoặc sử dụng thiết bị dạy học (TBDH): “ Nhà bé ở Thủ đô…bé nhớ bà” (trang 72)

- Cả lớp nhìn bảng, đọc.

- GV vừa viết mẫu lần lượt từng tiếng, vừa nói lại quy trình viết. Nhắc HS chú ý nối nét giữa các chữ trong tiếng.

3. Luyện viết:

- HS mở vở, tập viết “ Xa quê, bé nhớ bà” (trang 72). GV hướng dẫn HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng; khuyến khích HS hoàn thành.

- GV nhận xét, chữa bài cho HS; khen ngợi những HS viết đúng, nhanh.

4. Vận dụng trải nghiệm:

- GV nhận xét tiết học; khen ngợi những HS viết đúng, nhanh, đẹp.

Buổi chiều: L.Toán:

HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN, HÌNH TAM GIÁC, HÌNH CHỮ NHẬTI. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đếm, nêu được các dạng hình trên thông qua các đồ vật thật, hình vẽ, các đồ dùng học tập.

- Bước đầu biết so sánh, phân tích để nhận dạng hình trong một nhóm các hình đã cho.

- Làm quen với đếm và đưa số liệu vào bảng ( Có yếu tố thống kê đơn giản) - Gắn các hình đã học với những đồ vật thực tế ở xung quanh, trong lớp học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ, bảng nhóm, PBT. - HS: Vở bài tập, bảng con, bút màu,...

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 8 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống soạn chuẩn theo CV 2345 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w