Chương trình xử lý trên máy tính

Một phần của tài liệu Ứng dụng cảm biến khoảng cách laser trong đo lường (Trang 93 - 94)

Quá trình đo có thể thực hiện trên máy tính với tất cả các thao tác đo và đồng thời xử lý được kết quả đo. Chương trình máy tính có thể thay đổi một cách linh hoạt mà không phụ thuộc nhiều vào phần cứng. Để áp dụng cho hệ thống đo bằng optimet dùng trong thí nghiệm, ta xây dựng chương trình theo từng bước thực hành thí nghiệm là đưa ra được bảng thông số đo, bao gồm các giá trị trong mỗi lần đo, đánh giá kết quả đo, xây dựng biểu đồ ...

Chương trìnhđược viết bằng phần mềm lập trình Visual Basic cóưu điểm là đơn giản, trực quan và thích hợp với điều kiện của phòng máy. Số liệu đo được nhận liên tục từ hệ thống mạch đo, vì là số liệu thô nên cần các thuật toán tính toán như chương trình của bộ xử lý. Ngoài ra chương trình có nhiệm vụ điều khiển hoạt động và kiểm soát trạng thái của bộ xử lý. Như vậy hoạt động giữa máy tính và bộ xử lý là hai chiều qua lại. Máy tính đóng vai trò là "chủ", và bộ xử lý đóng vai trò là "tớ ", có nghĩa là khi máy tính gửi đến một lệnh yêu cầu thì lúcđó bộ xử lý hồi đáp lại yêu cầu. Với hệ thống phức thì giao thức (protocol) lệnh này được quy chuẩn, nhưng đối với chương trình không phức tạp thì giao thức này quy định riên g do người sử dụng đặt. Đối với hệ thống ta đặt ra giao thức như sau:

` Dữ liệu đo và trạng

thái hoạt động Tín hiệu điều khiển

Lệnh yêu cầu (Request message): gồm 1 byte ghi/đọc; 1 byte lệnh; 4 byte dữ liệu.

Bảng 5-1 Giao thức truyền dữ liệu

Lệnh yêu cầu Ghi/đọc (1 byte) Lệnh (1 byte) Dữ liệu (4 byte)

Lệnh hồi đáp Lệnh (1 byte) Dữ liệu (4 byte)

Dữ liệu truyền theo ký tự ASCII, vì vậy số đo ở dạng thập phân gồm 4 chữ số (lớn nhất là 4095) được chuyển thành dạng BCD là 4 ký tự "0", "1" ,...,"9" (vị trí 48 ÷57) ; "A", "B", ...,"Z" (vị trí 65 ÷ 90) hoặc "a", "b", ...,"z" (vị trí 97 ÷ 122) tương ứng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng cảm biến khoảng cách laser trong đo lường (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)