Kế hoạch cải tiến chất lượng

Một phần của tài liệu BAO CAO TU DANH GIA (Trang 39 - 48)

Có kế hoạch cho giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, ứng dụng tốt công nghệ thông tin và đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tinh thần tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.

5. Tự đánh giá:

Chỉ số a: Đạt Chỉ số b: Đạt Chỉ số c: Đạt

Kết luận: Tiêu chí 2- Đạt

Tiêu chí 3: Thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục của địa phương.

a) Có kế hoạch và triển khai thực hiện công tác phổ cập giáo dục theo nhiệm vụ được chính quyền địa phương, cơ quan quản lý giáo dục cấp trên giao;

b) Kết quả thực hiện phổ cập giáo dục đáp ứng với nhiệm vụ được giao;

c) Kiểm tra, đánh giá công tác phổ cập giáo dục theo định kỳ để có biện pháp cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác.

1. Mô tả hiện trạng:

a) Hằng năm nhà trường xây dựng kế hoạch làm phổ cập và triển khai thực hiện công tác phổ cập tới từng cán bộ giáo viên phụ trách các thôn, phố theo nhiệm vụ được phân công (có kế hoạch thực hiện công tác phổ cập giáo dục) [H5-5-03-01];

b) Các tiêu chuẩn phổ cập giáo dục THCS của nhà trường được duy trì, củng cố vững chắc. Hồ sơ phổ cập được lưu giữ đầy đủ và cập nhật theo định kỳ trong năm, có sổ theo dõi phổ cập giáo dục [H1-1-07-06];

Đơn vị có Quyết định công nhận chuẩn phổ cập giáo dục THCS theo từng năm [H5-5-03-02].

c) Nhà trường có Biên bản ghi nội dung kiểm tra, đánh giá công tác phổ cập giáo dục [H1-1-03-09]; [H5-5-03-03].

2. Điểm mạnh:

Việc duy trì và huy động số lượng hằng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch, và tỷ lệ học sinh bỏ học thấp; nhà trường đã xây dựng bộ hồ sơ phổ cập đúng theo yêu cầu, đảm bảo chính xác,

Đảm bảo hoàn thành phổ cập giáo dục THCS đúng độ tuổi.

3. Điểm yếu:

Còn hạn chế về kỹ thuật, về thu thập dữ liệu làm phổ cập nên quá trình điều tra tổng hợp gặp nhiều khó khăn.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Tư vấn phương pháp điều tra, phân tích, tổng hợp công tác phổ cập cho cán bộ, giáo viên. Nhà trường đã giao nhiệm vụ cho một GVG môn Địa lý vẽ Lược đồ xã Phong Vân để phục vụ giáo viên nhà trường trong việc nắm bắt vị trí địa lý các thôn bản của xã trong điều tra phổ cập, thăm hỏi gia đình học sinh

5. Tự đánh giá:

Chỉ số a: Đạt Chỉ số b: Đạt Chỉ số c: Đạt

Kết luận: Tiêu chí 3- Đạt

Tiêu chí 4: Thực hiện hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém theo kế hoạch của nhà trường và theo quy định của các cấp quản lý giáo dục.

a) Khảo sát, phân loại học sinh giỏi, yếu, kém và có các biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập từ đầu năm học;

b) Có các hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém phù hợp;

c) Rà soát, đánh giá để cải tiến hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém sau mỗi học kỳ.

1. Mô tả hiện trạng:

a) Báo cáo tống kết hàng năm có nội dung khảo sát, phân loại học sinh giỏi, yếu, kém và có các biện pháp giúp đỡ học sinh học tập [H1-1-03-09];

Bản tổng hợp kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm học của từng lớp, từng khối lớp [H5-5-04-01];

Có văn bản thể hiện các biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập (kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu) [H5-5-04-02];

b) Có kế hoạch năm học của nhà trường [H1-1-08-01];

Báo cáo tổng kết năm học của nhà trường có nội dung nêu các hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém [H1-1-03-09];

Danh sách học sinh giỏi, yếu kém và giáo viên dạy [H5-5-04-03].

c) Báo cáo tổng kết năm học có nội dung rà soát, đánh giá tình hình học tập văn hóa của học sinh học lực giỏi và yếu, kém theo định kỳ [H1-1-03-09];

2. Điểm mạnh:

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém đã được nhà trường tổ chức thực hiện có nề nếp và hiệu quả từ nhiều năm nay. Đội ngũ có nhiều giáo viên có năng lực và kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi, có tinh thần và ý thức trách nhiệm tốt. Nhà trường có một số GV là thành viên tổ GV cốt cán của Phòng (ví dụ: môn tiếng Anh, vật lý, thể dục, hóa học...)

3. Điểm yếu:

Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi của một số môn khoa học tự nhiên chưa cao, chưa đồng đều trong các năm học vì giáo viên chưa thực sự tâm huyết, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Giao trách nhiệm để giáo viên phải tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi.

5. Tự đánh giá:

Chỉ số a: Đạt Chỉ số b: Đạt Chỉ số c: Đạt

Kết luận: Tiêu chí 4- Đạt

Tiêu chí 5: Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Thực hiện tốt nội dung giáo dục địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn;

b) Thực hiện kiểm tra, đánh giá các nội dung giáo dục địa phương theo quy định;

c) Rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu, đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương hằng năm.

1. Mô tả hiện trạng:

a) Nhà trường thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục địa phương theo quy định tại Công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2008 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở cấp THCS và cấp THPT

Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường có nội dung giáo dục địa phương [H1-1-08-01];

Tài liệu về nội dung giáo dục địa phương từng môn học [H5-5-05-01];

b) Các báo cáo của nhà trường có nội dung đánh giá về giáo dục địa phương Tuy vậy nội dung này còn hạn chế [H1-1-03-09];

c) Hàng năm nhà trường thực hiện việc rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu, điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương. Biên bản có nội dung rà soát đánh giá điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương. Nội dung này còn nhiều hạn chế [H5-5-05-02]

2. Điểm mạnh:

Nhà trường đã triển khai và thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định, lồng ghép trong các tiết học theo phân phối chương trình

3. Điểm yếu:

Tài liệu giáo dục địa phương còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu, kinh phí cấp cho hoạt động tham quan thực tế ở địa phương còn hạn chế. Nội dung giáo dục kiến thức địa phương còn nhiều hạn chế

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Hàng năm cần rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu, đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương. Đôn đốc giáo viên tích cực sưu tầm kiến thức về địa phương

5. Tự đánh giá:

Chỉ số a: Đạt Chỉ số b: Không đạt Chỉ số c: Không đạt

Kết luận: Tiêu chí 5- Không đạt

Tiêu chí 6: Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh.

a) Phổ biến kiến thức về một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, một số trò chơi dân gian cho học sinh;

b) Tổ chức một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian cho học sinh trong và ngoài trường;

c) Tham gia Hội khỏe Phù Đổng, hội thi văn nghệ, thể thao, các hoạt động lễ hội dân gian do các cơ quan có thẩm quyền tổ chức.

1. Mô tả hiện trạng:

a) Nhà trường đã tiến hành phổ biến các kiến thức về hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và một số trò chơi dân gian thông qua các chương trình hoạt động của Đội và được đưa vào kế hoạch ngay từ đầu năm học [H1-1-03-09];

b) Thông qua hoạt động của Liên Đội TNTP Hồ Chí Minh, nhà trường đã tiến hành một số hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian cho học sinh như thi hát dân ca, hội diễn văn nghệ 20/11, hội khỏe Phù Đổng hàng năm và một số trò chơi dân gian khác như kéo co, đá cầu, nhảy dây... [H1-1-03-09];

c) Tham gia đầy đủ Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện, có vận động viên tham gia Hội khỏe Phù Đổng các cấp, các hoạt động văn hoá, thể thao, trò chơi dân gian của trường được duy trì thường xuyên [H1-1-03-09].

2. Điểm mạnh:

Có kế hoạch chỉ đạo kịp thời. Giáo viên phụ trách nhiệt tình, năng động có kinh nghiệm và năng lực; học sinh tích cực và nhiệt tình tham gia hưởng ứng các phong trào được phát động. Nhiều năm liên tục nhà trường đạt thành tích cao về hoạt động thể thao.

Việc triển khai các trò chơi dân gian còn hạn chế về số lượng. Dụng cụ tập luyện thể dục thể thao bị hỏng nhiều, làm hạn chế cho việc tập luyện.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Mua sắm thêm dụng cụ tập luyện thể thao cho học sinh.

Nhà trường có kế hoạch phân công giáo viên phụ trách lựa chọn đội tuyển, tập luyện ngay từ hè với những nội dung thường xuyên được tổ chức thi.

5. Tự đánh giá:

Chỉ số a: Đạt Chỉ số b: Đạt Chỉ số c: Đạt

Kết luận: Tiêu chí 6- Đạt

Tiêu chí 7: Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống thông qua các hoạt động học tập, hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh.

a) Giáo dục các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ra quyết định, suy xét và giải quyết vấn đề, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng ứng phó, kiềm chế, kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm cho học sinh;

b) Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông; cách tự phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; thông qua việc thực hiện các quy định về cách ứng xử có văn hóa, đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau;

c) Giáo dục và tư vấn về sức khoẻ thể chất và tinh thần, giáo dục về giới tính, tình yêu, hôn nhân, gia đình phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

1. Mô tả hiện trạng:

a) Nhà trường có kế hoạch tổ chức giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống cho học sinh [H5-5-07-01];

Các báo cáo của nhà trường có nội dung thực hiện giáo dục các kỹ năng sống [H1-1-03-09];

Lịch công tác tháng của đơn vị về công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh [H5-5-07-01].

b) Báo cáo tổng kết năm học có nội dung giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống cho học sinh [H1-1-03-09].

c) Báo cáo tống kết năm học có nội dung đánh giá công tác giáo dục và tư vấn về sức khoẻ thể chất và tinh thần, giáo dục về giới tính, tình yêu, hôn nhân, gia đình phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi [H1-1-03-09].

2. Điểm mạnh:

Nhà trường luôn chú trọng công tác giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống thông qua giờ Chào cờ, giờ Sinh hoạt trên lớp, giờ Giáo dục công dân, hoạt động ngoài giờ lên lớp,... và các hoạt động ngoại khoá, các buổi sinh hoạt tập thể phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi cho học sinh.

3. Điểm yếu:

Công tác giáo dục, rèn kỹ năng sống có lúc chưa thường xuyên, chưa toàn diện chưa sâu; một số CBGV chưa thực sự quan tâm, một bộ phận HS ý thức thực hiện chưa tốt. Hiệu quả ở một số nội dung chưa đạt được như mong muốn.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt việc lồng ghép rèn kỹ năng sống trong các môn học, đặc biệt là giờ chào cờ, Giáo dục công dân, hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi CBGV và phụ huynh học sinh việc rèn kỹ năng sống cho HS, đặc biệt là các chủ đề "Văn hóa ứng xử", "An toàn giao thông", "Giáo dục giới tính"...

5. Tự đánh giá:

Chỉ số a: Đạt Chỉ số b: Đạt Chỉ số c: Đạt

Kết luận: Tiêu chí 7- Đạt

Tiêu chí 8: Học sinh tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, nhà trường.

a) Có kế hoạch và có lịch phân công học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường của nhà trường;

b) Kết quả tham gia hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường của học sinh đạt yêu cầu;

c) Hằng tuần, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường của học sinh trong nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng:

a) Nhà trường có kế hoạch và lịch phân công học sinh tham gia vào các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường của nhà trường (Thể hiện trong Kế hoạch công tác Đội hàng năm) [H5-5-08-01];

Báo cáo tổng kết năm học có nội dung đánh giá việc tố chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường của nhà trường [H1-1-03-09];

b) Báo cáo tống kết năm học của nhà trường có nội dung đánh giá việc học sinh tham gia vào các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường của nhà trường [H1-1-03-09];

c) Nhà trường thường xuyên kiểm tra và nhận xét đánh giá vào giờ chào cờ hàng tuần việc thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường (sổ trực tuần) [H5-5-08-02];

Có sổ trực đội cờ đỏ [H5-5-08-03];

Báo cáo tống kết năm học có nội dung kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường của nhà trường [H1-1-03-09].

2. Điểm mạnh:

Nhà trường xây dựng được nề nếp trực nhật vệ sinh, chăm sóc bồn hoa cây cảnh thường xuyên, học sinh tích cực, tự giác.

Khuôn viên trường luôn đảm bảo thoáng mát, xanh, sạch, đẹp.

3. Điểm yếu:

Một bộ phận nhỏ học sinh còn thiếu ý thức bảo vệ môi trường, còn có hiện tượng tùy tiện vứt giấy rác trong và ngoài phòng học, viết vẽ bậy lên bàn ghế.

Việc xử lý rác thải còn thực hiện thủ công bằng hình thức đốt chưa thật sự bảo đảm vệ sinh môi trường.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Tăng cường giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho học sinh.

Có phương án sử lý rác thải không để xảy ra tình trạng dồn ứ rác thải gây ô nhiễm môi trường.

5. Tự đánh giá:

Chỉ số a: Đạt Chỉ số b: Đạt Chỉ số c: Đạt

Tiêu chí 9: Kết quả xếp loại học lực của học sinh hằng năm đáp ứng mục tiêu giáo dục.

a) Tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình trở lên:

Miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo: Đạt ít nhất 85% đối với trường trung học cơ sở, 80% đối với trường trung học phổ thông và 95% đối với trường chuyên;

Các vùng khác: Đạt ít nhất 90% đối với trường trung học cơ sở, 85% đối với trường trung học phổ thông và 99% đối với trường chuyên;

b) Tỷ lệ học sinh xếp loại khá:

Miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo: Đạt ít nhất 25% đối với trường trung học cơ sở, 15% đối với trường trung học phổ thông và 60% đối với trường chuyên;

Các vùng khác: Đạt ít nhất 30% đối với trường trung học cơ sở, 20% đối với trường trung học phổ thông và 70% đối với trường chuyên;

c) Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi:

Miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo: Đạt ít nhất 2% đối với trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông; 15% đối với trường chuyên;

Các vùng khác: Đạt ít nhất 3% đối với trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông; 20% đối với trường chuyên.

1. Mô tả hiện trạng:

a) Tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình trở lên của nhà trường hằng năm đạt 90% trở lên (trong đó tỷ lệ học sinh có học lực yếu dưới 3%).

Báo cáo tổng kết năm học hàng năm có thống kê kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh [H1-1-03-09]

b) Tỷ lệ học sinh xếp loại khá của nhà trường hằng năm đạt từ 30% trở lên.

Một phần của tài liệu BAO CAO TU DANH GIA (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w