a) Các quy định bị bãi bỏ:
Di chúc chung của vợ chồng
Người dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng tiếng nói hoặc chữ viết của dân tộc mình. (Điều 627 Bộ luật Dân sự năm 2015 - Hình thức di chúc).
Quy định người lập di chúc đối với người thành niên
Quy định về tính hợp pháp của di chúc miệng
Các quy định về nội dung di chúc
Câu 10
Chị H và chị K là bạn thân của nhau làm cùng cơ quan nên khi chị K làm nhà, chị H đã cho chị K vay 100 triệu đồng để xây nhà và thỏa thuận khi nào có điều kiện chị K sẽ trả nợ và không tính lãi. Đến nay, chị K đã làm nhà xong được 1 năm. Con chị H chuẩn bị lấy vợ, chị H cần dùng số tiền nói trên để trang trải chi phí đám cưới vào cuối năm 2018 nên chị H đã gặp chị K đề nghị thu xếp trả số tiền chị H đã cho vay trước khi tổ chức đám cưới. Vậy, việc làm của chị H có phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 không? Vì sao?
Trả lời:
Việc làm của chị H đề nghị chị K thu xếp để trả nợ là phù hợp với pháp luật Dân sự. Bởi vì:
- căn cứ vào khoản 1 Điều 469 BLDS 2015: đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- giữa chị H và chị K không có hợp đồng vay tiền bằng văn bản, không xác định thời hạn cho vay và không có lãi vay. Đây là hình thức cho vay không thời hạn và không có lãi.
→Theo quy định Điều 463 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo đó, hợp đồng vay tiền không quy định bắt buộc phải lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực. Tuy nhiên để dễ dàng giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản, giữa bên cho vay và bên cho vay nên lập thành văn bản để có căn cứ chứng minh quan hệ vay mượn tiền.
- Điều 469 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn như sau:
+ Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
+ Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.
Khi cho vay tiền không thỏa thuận về lãi suất cũng như thời gian trả nợ, bên vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào và bên cho vay cũng có thể đòi nợ bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho nhau một khoảng thời gian hợp lý. Việc chị H gặp chị K đề nghị thu xếp trả số tiền chị H cho vay trước khi tổ chức đám cưới là phù hợp quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 11
Ngày 15/3/2017, chị A đến nhà người quen là chị B chơi. Khi ra về, chị A sơ ý để quên túi xách tại nhà chị B trong đó có 1.800.000 đồng. Ngay sau đó, C là cháu của chị B, dẫn bạn là D, E đến nhà chị B chơi thì phát hiện túi xách của chị A để quên có tiền, C, D, E đã cùng nhau thỏa thuận lấy hết số tiền đó để đi chơi và đã tiêu hết số tiền này.
Sau khi biết tin, chị A đã yêu cầu C, D, E phải trả lại tiền cho mình. Theo thỏa thuận, C, D, E sẽ phải trả 1.800.000 đồng cho chị A vào ngày 25/4/2017 tại nhà chị B (mỗi người phải trả
600.000 đồng). Tuy nhiên, đến ngày 25/4/2017, mới chỉ có D trả 600.000 đồng cho chị A, còn C và E vẫn chưa trả tiền. Do nể tình C là cháu của chị B, chị A không yêu cầu C phải trả tiền cho mình và yêu cầu D phải thay E trả cho mình 600.000 đồng là phần nghĩa vụ của E.
Bằng các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, anh (chị) hãy:
1. Xác định quan hệ dân sự giữa chị A với C, D và E? Căn cứ nào phát sinh quan hệ dân sự đó và trách nhiệm thực hiện quan hệ dân sự trong trường hợp này?
2. Việc chị A không yêu cầu C phải trả tiền cho mình và yêu cầu D phải thay E thực hiện phần nghĩa vụ của E có phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 không? Vì sao? Giữa D và E có phát sinh quan hệ dân sự nào không? Tại sao?
Trả lời:
1.Quan hệ dân sự giữa chị A và C, D, E là quan hệ giữa một bên có quyền và một bên có nghĩa vụ.
- Căn cứ phát sinh quan hệ này là việc C, D, E chiếm hữu, sử dụng tài sản của chị A trái pháp luật và đã chấp nhận trả lại tài sản đó. Trách nhiệm trong quan hệ dân sự này là trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ liên đới.
2. Việc chị A không yêu cầu C phải trả tiền cho mình và yêu cầu D phải thay E thực hiện phần nghĩa vụ của E là có căn cứ và phù hợp với pháp luật Dân sự.
Bởi vì chị A có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ liên đới cho một người trong số họ, những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện nghĩa vụ của mình đối với chị A, căn cứ tại khoản 4 Điều 288 BLDS 2015.
3. Giữa D và E lại phát sinh quan hệ nghĩa vụ.
Bời vì căn cứ vào khoản 2 Điều 288 thì D được chị A chỉ định trả tiền và D phải có nghĩa vụ trả, sau đó D có quyền yêu cầu E thực hiện nghĩa vụ trả phần tiền mà đáng lý ra E phải trả lại cho mình.
Câu 12
Theo bạn, mỗi người dân có trách nhiệm làm gì để thi hành hiệu quả Bộ luật Dân sự năm 2015?
Trả lời:
Với mục tiêu là nhằm xây dựng BLDS thực sự trở thành luật chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự; ghi nhận và bảo vệ tốt hơn các quyền của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự; góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, phục vụ hội nhập quốc tế, ổn định môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Theo tôi mỗi người dân có trách nhiệm sau để thi hành hiệu quả Bộ luật Dân sự năm 2015 :
- Chủ động học tập, tìm hiểu, nhận thức đầy đủ nội dung, tinh thần của Bộ luật Dân sự để nâng cao ý thức, xây dựng tình cảm tôn trọng, chấp hành Bộ luật Dân sự.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật đã được chuyển hóa thành các quy định cụ thể, mỗi người dân cần phải nâng cao ý thức: "Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật"; Hiểu biết đầy đủ các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; vận dụng nội dung, tinh thần của Bộ luật Dân sự để thực hiện và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Cần phải có trách nhiệm thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình như : nộp thuế, chấp hành những quy tắc, quy định của nhà nước đúng và đầy đủ.
- Tham gia quản lí, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước thông qua Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan khác.
- Tham gia thực hiện quyền bầu cử, ứng cử theo quy định, lựa chọn người xứng đáng đại diện cho mình tham gia vào bộ máy nhà nước.
- Tham gia góp ý các văn bản pháp luật và các vấn đề khi được Nhà nước tổ chức lấy ý kiến, tham gia khi được tổ chức trưng cầu ý dân.
- Tuyên truyền bộ luật dân sự rộng rãi để mọi người biết vì bộ luật dân sự ảnh hưởng đến tất cả các giao dịch hành ngày của chính bản thân và gia đình. Do đó cần nắm bắt và hiểu rõ tầm
quan trọng của nó để khi phát sinh 1 giao dich dân sự nào mình cũng có thể tự xử lý tốt tránh thiệt hại cho bản thân cũng như gia đình.
Ví dụ : khi giao dịch mua bán nhà đất mình phải biết được ai là chủ thể bên bán, bên mua ; xác đinh tư cách của họ rõ ràng để tránh việc xác lập hợp đồng xong lại bị tuyên bố vô hiệu do nhầm lẫn, lừa dối, giả mạo...
-Đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, lao động cần cù, sáng tạo góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
---
Ea Sar, ngày 04 tháng 10 năm 2017
Người viết