hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong công tác quản lý nhà nước về thi hành án hành chính; định kỳ hàng năm báo cáo Quốc hội về công tác thi hành án hành chính.
- Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thi hành án hành chính và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án hành chính;
+ Hướng dẫn, chỉ đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý thi hành án hành chính; phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án hành chính;
+ Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý thi hành án hành chính; + Báo cáo Chính phủ về công tác thi hành án hành chính;
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thống kê, theo dõi, tổng kết công tác thi hành án hành chính. - Cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính, thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật này và theo quy định của Chính phủ.
179. Xin hỏi pháp luật có biện pháp xử lý như thế nào đối với người không chấp hành bản án hành chính của Tòa án? chính của Tòa án?
Khoản 1 Điều 247 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 quy định việc xử lý vi phạm trong thi hành án hành chính, theo đó, bản án hành chính có hiệu lực pháp luật của Tòa án phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân chấp hành nghiêm chỉnh. Trong trường hợpcơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành án cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Toà án thì tùy từng trường hợp mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
180. Viện kiểm sát có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào trong việc kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án? bản án, quyết định của Tòa án?
Việc kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án được quy định tại Điều 248 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 như sau:
- Viện kiểm sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kiểm sát việc tuân theo pháp luật của đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Toà án nhằm bảo đảm việc thi hành bản án, quyết định kịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật.
- Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ thi hành án hành chính và cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức phải chấp hành bản án, quyết định của Toà án để có biện pháp tổ chức thi hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Toà án.
17. Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính
181. Người khiếu nại có quyền và nghĩa vụ gì?
Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại được quy định tại Điều 250 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 như sau:
a) Tự mình khiếu nại hoặc khiếu nại thông qua người đại diện;
b) Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án;
c) Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại;
d) Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại; nhận quyết định giải quyết khiếu nại; đ) Được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
b) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
182. Người bị khiếu nại có quyền và nghĩa vụ gì?
Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại được quy định tại Điều 251 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 như sau:
1. Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính bị khiếu nại; b) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính.
2. Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giải trình về quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính bị khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
b) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật;
c) Bồi thường thiệt hại, hoàn trả hoặc khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
183. Trong một vụ tranh chấp dân sự tại Toà án nhân dân thành phố Đ, bà H - nguyên đơn đã yêu cầu tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài sản của bà Y - bị đơn, do nghi ngờ bà Y tẩu tán tài tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài sản của bà Y - bị đơn, do nghi ngờ bà Y tẩu tán tài sản. Thẩm phán của Toà án nhân dân thành phố Đ ra quyết định kê biên phong tỏa tài sản của bà Y. Xin hỏi, trong trường hợp bà Y không đồng ý với quyết định đó thì bà cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại đến cơ quan, người tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định đó xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, cá nhân, cơ quan, tổ chức cần thực hiện quyền khiếu nại trong thời hiệu khiếu nại pháp luật quy định. Cụ thể là theo Điều 252 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 thì thời hiệu khiếu nại được quy định như sau:
- Thời hiệu khiếu nại là 15 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.
- Trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Như vây, trong trường hợp này bà Y cần khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp kê biên trong thời hạn là 15 ngày kể từ ngày bà nhận được quyết định từ phía tòa án.
184. Vợ chồng ông M bị người khác kiện ra Toà án nhân dân huyện T đòi nợ. Theo yêu cầu của nguyên đơn, tòa đã ra quyết định phong tỏa hơn 20 ha đất mà tòa nghĩ là của vợ chồng ông M để đảm bảo nguyên đơn, tòa đã ra quyết định phong tỏa hơn 20 ha đất mà tòa nghĩ là của vợ chồng ông M để đảm bảo thi hành án. Cho rằng quyết định kê biên này sai, ông M khiếu nại nhưng bị Chánh án Toà án nhân dân huyện T bác đơn. Ông M cần làm gì tiếp theo để bảo vệ quyền lợi cho gia đình mình?
Điều 254 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 có quy định về thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Thư ký Toà án, Hội thẩm nhân dân, Thẩm phán, Phó Chánh án Toà án và Chánh án Toà án như sau: