4.1. Vấn đề đạo đức và pháp lý
Việc trồng trọt, và thu hoạch cây thuốc cũng như việc chế biến cây thuốc sau thu hoạch phải được thực hiện theo các văn bản pháp lý:
- Luật dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016.
- Thông tư số 19/2019/TT-BYT về Quy định thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu và các nguyên tắc, tiêu chuẩn khai thác dược liệu tự nhiên. - Thông tư số 14/2009/TT-BYT về Hướng dẫn triển khai áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới.
21
- Hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới về thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu, WHO (2003).
- Các điều khoản của Quy ước về tính đa dạng sinh học phải được tôn trọng.
4.2. Quyền sở hữu trí tuệ và chia sẻ lợi ích
Quyền sở hữu trí tuệ và chia sẻ lợi ích phải được thỏa thuận giữa công ty và nhà phân phối giống. Việc trồng trọt cây thuốc bằng nguyên liệu nhân giống hợp đồng thu được từ cây thuốc bản địa hợp đồng của một nước có thể các mức độ khác nhau về quyền sở hữu. Vấn đề quyền tiếp cận tài nguyên di truyền càng phức tạp hơn, nhất là nếu các vật liệu nhân giống là một mặt hàng buôn bán quốc tế, đã tồn tại và lâu đời và không phải quen thuộc đối với nước nhận hợp đồng.[4]
4.3. Nhu cầu nghiên cứu.
Nghiên cứu là một nhu cầu lớn để cải thiện nông học của cây thuốc trồng trọt, nâng cao sự trao đổi thông tin vè sản xuất nông nghiệp và điều tra tác động xã hội và môi trường của việc trồng trọt và thu hái cây thuốc.
Công ty cần phát triển các phiếu dữ liệu và các bản chuyên khảo về cây Lô Hội có xét đến các đặc trưng về loài, môi trường, khí hậu Việt Nam. Các tài liệu thông tin đó có thể là những công cụ hữu ích để thúc đẩy kỹ thuật phát triển cần xây dựng các tài liệu giáo dục và đào tạo nói chung cũng như nói riêng cho những người trồng và người thu hái cây thuốc ở địa phương.[4]
22