Maurer, H., Die Rechtsstellung der politischen Parteien, JuS 91, S 881.

Một phần của tài liệu Tuyển tập 85 câu hỏi đáp về luật hiến pháp (Trang 56 - 57)

57

là thực hiện chức năng làm cầu nối, liên kết giữa nhà nước và xã hội, nhằm hiện thực hóa lợi ích của toàn thể nhân dân. Ở các nước theo hệ thống chính trị đa đảng thì các đảng phái chính trị cạnh tranh nhau để có được nhiều phiếu bầu trong nghị viện (ở cả hai viện hoặc chỉ hạ viện).

Ở Anh quốc, chính phủ được thành lập từ đảng chiếm đa số ghế trong Nghị viện, các đảng phái khác trở thành đảng đối lập. Các đảng phái sẽ góp phần truyền tải tiếng nói của nhân dân vào các chính sách của hành pháp và lập pháp có nhiệm vụ cụ thể hóa những chính sách của hành pháp.20

Mặc dù Hiến pháp Hoa Kỳ không đề cập đến các đảng phái chính trị, tuy vậy nhiều nhà lập hiến vẫn nhận thức rõ về tầm quan trọng của các đảng phái.21

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hiến pháp nhiều nước đã có điều khoản riêng đề cập đến về các đảng chính trị, ví dụ như Điều 21 Luật Cơ bản Đức22, Điều 4 Hiến pháp Pháp, Điều 49 Hiến pháp Italia 1947, Điều 10 và Điều 51 Hiến pháp Bồ Đào Nha 1976, Điều 6 Hiến pháp Tây Ban Nha 1978, Điều 29 Hiến pháp Hy Lạp 1975. Hiến pháp của các nước có đề cập đến đảng phái đều thừa nhận nguyên tắc tự do thành lập và sự bình đẳng của các đảng phái. Ở nhiều quốc gia khác, quyền thành lập các đảng phái là một thành tố của quyền tự do lập hội (bao gồm tự do thành lập các tổ chức chính trị), một quyền cơ bản được hiến pháp ghi nhận và bảo vệ.

Câu hỏi 62

Vấn đề đảng chính trị được quy định như thế nào trong Hiến pháp Việt Nam?

Hiến pháp Việt Nam 1992 xác định trực tiếp và cụ thể rằng Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng “lãnh đạo nhà nước và xã hội” (Điều 4). Điều 4 Hiến pháp 1992, tương tự như Điều 4 Hiến pháp 1980, quy định Đảng Cộng sản là “lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội”.

Một phần của tài liệu Tuyển tập 85 câu hỏi đáp về luật hiến pháp (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)