Khả năng dự báo các triệu chứng lo âu và trầm cả mở con cái theo sự quan tâm

Một phần của tài liệu Khóa luận Mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của mẹ với mức độ lo âu và trầm cảm của con cái (Trang 44 - 46)

ở con cái

Kết quả phân tích tương quan, được trình bày ở bảng 6, cho thấy quan tâm tích cực có điều kiện và quan tâm tiêu cực có điều kiện có tương quan ở mức độ mạnh cả với lo âu và trầm cảm. Nói cách khác, sự quan tâm tích cực và tiêu cực có điều kiện của mẹđối với con cái càng cao thì mức độ trầm cảm và lo âu của con cái càng lớn.

Bảng 5

Tương quan giữa các biến số nghiên cứu

Biến số 1 2 3 4

1. Quan tâm tích cực có điều kiện -

2. Quan tâm tiêu cực có điều kiện .62**

-

3. Lo âu .48** .47** -

4. Trầm cảm .40** .42** .68**

-

Ghi chú.N = 416. **p < .01

3.7. Khả năng dự báo các triệu chứng lo âu và trầm cảm ở con cái theo sự quan tâm có điều kiện của mẹ tâm có điều kiện của mẹ

Bảng 7

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính dự báo lo âu và trầm cảm ở con cái theo quan tâm có điều kiện của mẹ

B SE b t F p R2 Adj.R2

Lo âu

Hằng số 4.375 .83 5.29 81.38 .000 .28 .28 Quan tâm tích cực CĐK 0.12 .02 .30 5.76

Quan tâm tiêu cực CĐK 0.10 .02 .23 5.44 Trầm cảm

Hằng số 7.505 1.35 6.53 53.91 .000 .21 .20 Quan tâm tích cực CĐK 0.12 .03 .23 4.12

Quan tâm tiêu cực CĐK 0.13 .03 .28 4.99

Nghiên cứu đã tiến hành hồi quy tuyến tính đa biến theo phương pháp Enter nhằm dự báo mức độ lo âu theo quan tâm tích cực có điều kiện và quan tâm tiêu cực có điều kiện (Bảng 7). Kết quả cho ra công thức hồi quy có ý nghĩa thống kê (F (2, 413) = 81.38,

p < .000) với R2 = .28 và R2 hiệu chỉnh = .28. Lo âu được dự báo bằng 4.375 + 0.12 (Quan tâm tích cực có điều kiện) + 0.10 (Quan tâm tiêu cực có điều kiện). Cả hai biến số quan tâm tích cực có điều kiện và quan tâm tiêu cực có điều kiện của mẹđều có ý nghĩa thống kê trong việc dự báo 28% sự biến thiên của lo âu ở con cái.

Tương tự, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến nhằm dự báo trầm cảm theo quan tâm tích cực có điều kiện và quan tâm tiêu cực có điều kiện (Bảng 6). Kết quả cho thấy công thức hồi quy có ý nghĩa thống kê (F (2, 413) = 53.91, p < .000) với R2 = .21 và R2 hiệu chỉnh = 0.20. Trầm cảm được dự báo bằng 7.505 + 0.12 (Quan tâm tích cực có điều kiện) + 0.13 (Quan tâm tiêu cực có điều kiện). Cả quan tâm tích cực có điều kiện và quan tâm tiêu cực có điều kiện của mẹđều có ý nghĩa thống kê trong việc dự báo 20% sự biến thiên của trầm cảm ở con cái.

Đáng chú ý, sự quan tâm tích cực có điều kiện có hệ số hồi quy lớn hơn so với sự quan tâm tiêu cực có điều kiện trong phép hồi quy dự báo mức độ lo âu. Trong khi đó, kết quả này là ngược lại trong phép hồi quy dự báo mức độ trầm cảm. Như vậy, sự quan tâm tích cực có điều kiện có khả năng dự báo lớn hơn đối với mức độ lo âu trong khi sự quan tâm tiêu cực có điều kiện có khả năng dự báo lớn hơn đối với mức độ trầm cảm của con cái.

Chương 4. Thảo luận

Sự quan tâm có điều kiện của cha mẹđối với con cái đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là có mối liên hệ với những hệ quả tiêu cực về tâm lý như sự nội hóa mang tính phóng nội, cảm giác bị ép buộc phải thực hiện các hành vi mà cha mẹ mong muốn, lòng tự trọng thấp/có điều kiện, tính ái kỷ, tính cầu toàn thiếu thích ứng, sự dao động mạnh trong cảm xúc sau thất bại hoặc thành công. Bên cạnh đó, sự quan tâm có điều kiện có làm suy giảm chất lượng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng như các mối quan hệ xã hội khác của con cái. Những kết quả này gợi ý khả năng có một mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ và mức độ trầm cảm, lo âu ở con cái. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này. Bên cạnh đó, vẫn còn thiếu các nghiên cứu tìm hiểu về ảnh hưởng của giới tính, khu vực sinh sống, trình độ học vấn của cha mẹ, và khoảng cách tuổi tác giữa cha mẹ và con cái đối với sự quan tâm có điều kiệnc của cha mẹ. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm hiểu về sự quan tâm có điều kiện của mẹ và những biến số này ở nhóm khách thể là sinh viên Việt Nam với mong muốn tạo tiền đề cho các nghiên cứu trong tương lai cũng nhưđưa ra các kiến nghị về cách nuôi dạy con của cha mẹ.

Trong quá trình thực hiện, nghiên cứu đã xây dựng được một công cụđo lường chung sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ từ góc nhìn của con cái và không cụ thể theo từng lĩnh vực, do đó có thể phản ánh được toàn bộ mức độ của sự quan tâm có điều kiện mà cha mẹ dành cho con cái. Phân tích nhân tố xác nhân và phân tích độ tin cậy cho thấy thang đo đảm bảo các tiêu chí này để có thể sử dụng trong nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Khóa luận Mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của mẹ với mức độ lo âu và trầm cảm của con cái (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)