Thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Một phần của tài liệu bài tập nhóm thị trường trái phiếu việt nam (Trang 37 - 39)

a. Thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp:

Năm 2009, thị trường trái phiếu doanh nghiệp khá sôi động với nhiều đợt phát hành thành công, trong đó chủ yếu là hình thức phát hành trái phiếu với lãi suất thả nổi. Do lo

ngại rủi ro biến động lãi suất ở mức cao mà cả nhà phát hành lẫn đầu tư đều tập trung vào loại hình trái phiếu này. Trái phiếu phát hành chủ yếu có cấu trúc lãi suất thả nổi do bối cảnh

rủi ro biến động lãi suất ở mức cao. Ước tính đã có khoảng 18.000 tỉ đồng giá trị trái phiếu

có lãi suất thả nổi được bán ra, chiếm 75% trong tổng giá trị trái phiếu huy động được

Bên cạnh đó, trái phiếu chuyển đổi cũng là kênh huy động vốn được nhiều công ty sử

dụng trong năm 2009, nhất là từ quí 3 trở đi, khi mà thị trường chứng khoán có sự phục hồi

rõ rệt.

Năm 2010 phát triển nở rộ với nhiều đợt phát hành thành công, với tổng giá trị đạt hơn 47 ngàn tỷ đồng, tăng 76% so với năm 2009. Một số doanh nghiệp phát hành thành công: EVN – 5000 tỷ đồng, Vinaconex – 2000 tỷ đồng…

5 đơn vị phát hành trái phiếu lớn nhất Việt Nam (tính đến năm 2010):

Một số doanh nghiệp cũng đã thực hiện việc phát hành trái phiếu ra thị trường để huy động vốn trong các dự án đầu tư:

- Vào năm 2010, công ty Địa ốc NH Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) đã phát hành 99 tỉ đồng trái phiếu riêng lẻ có mệnh giá 1 tỉ đồng, kỳ hạn 18 tháng với lãi suất tháng đầu tiên 17%/năm. Lãi suất thả nổi các tháng tiếp theo bằng lãi suất tiền gửi 12 tháng của Sacombank cộng thêm 2,5%. Theo Sacomreal, các nhà đầu tư cá nhân đã mua 34 tỉ đồng, 65 tỉ đồng còn lại do các tổ chức mua. Đây là trái phiếu không bảo đảm và có thể hoán đổi sản phẩm như căn hộ, biệt thự, nhà phố, đất nền do Sacomreal đầu tư hoặc

phân phối.

- Năm 2011, Công ty Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà (SJS) vừa huy động thành công 700 tỉ đồng trái phiếu DN riêng lẻ kỳ hạn 3 năm. Lãi suất trái

phiếu điều chỉnh 6 tháng/lần, lãi đầu kỳ lên tới 22%/năm. Các kỳ sau thả nổi bằng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của NH Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cộng 6%

Tính đến tháng 5/2011, thị trường trái phiếu chiếm khoảng 16%GDP, trong đó trái phiếu

chính phủ chiếm khoảng 13% GDP. Trái phiếu công ty có quy mô khiêm tốn, chỉ hơn 3%

GDP và chiếm tỷ trọng khoảng 20% tổng quy mô thị trường. So với các nước trong khu vực,

quy mô thị trường trái phiếu công ty Việt Nam còn nhỏ và cũng còn nhiều tiềm năng. Chẳng

hạn, Thái Lan quy mô thị trường trái phiếu công ty lên tới gần 50 tỷ USD vào năm 2010,

chiếm khoảng 20% GDP. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, dư nợ trái phiếu

doanh nghiệp/tổng dư nợ trái phiếu của Việt Nam mới đạt 11% trong khi con số tương ứng

của Thái Lan là 33%, Malaysia: 50%, Hàn Quốc là 51%.

b. Một số điểm mới của thị trường trái phiếu doanh nghiệp:

- Chính phủ ban hành nghị định 90/2011/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh

nghiệp.

- Chỉ thị số 01/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 01/3/2011 - Ban hành quy định

về mua trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng; số dư nợ mua trái phiếu của

doanh nghiệp được tính vào tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và các tỷ lệ an toàn hoạt động

kinh doanh của tổ chức tín dụng.

- Thông tư 64/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 điều chỉnh về thuế suất đối với thu nhập từ

giao dịch trái phiếu của nhà đầu tư nước ngoài

- Ngoài việc thu hút các nhà đầu tư là các tổ chức, các doanh nghiệp đã niêm yết trái

phiếu trên sàn chứng khoán nhằm thu hút vốn từ các nhà đầu tư cá nhân.

Một phần của tài liệu bài tập nhóm thị trường trái phiếu việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)