Thu thập thông tin sơ cấp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam – Trường hợp Công ty TNHH An Phú Linh (Trang 49)

- Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát tổng hợp bảng hỏi các công ty để nghiên cứu về tình hình quản trị rủi ro tài chính của công ty. Chọn mẫu nghiên cứu là 47 công ty cổ phần xây dựng niêm yết bởi đây là những doanh nghiệp có quy mô lớn, có hệ thống quản trị tương đối bài bản, tính minh bạch thông tin tốt, ngoài ra các CTCP XDNY còn tuần thủ các quy định chặt chẽ về công bố thông tin là cơ sở giúp thu thập, đánh giá đầy đủ về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

+ Lập bảng hỏi khảo sát rủi ro tài chính mà doanh nghiệp gặp phải tại các công ty trong mẫu nghiên cứu để tổng hợp những rủi ro tài chính thực tế mà doanh nghiệp đã gặp phải trong thời gian qua

+ Lập bảng hỏi khảo sát nghiên cứu về các phương pháp doanh nghiệp sử dụng phục vụ cho hoạt động nhận diện rủi ro tài chính. Doanh nghiệp ông/ bà nhận diện rủi ro tài chính thông qua phương pháp nào?

+Khảo sát biện pháp doanh nghiệp áp dụng xử lý rủi ro đòn bẩy tài chính để biết được trên thực tế doanh nghiệp có điều chỉnh mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính để xử lý rủi ro đòn bẩy tài chính hay không

+Tổng hợp những giải pháp hạn chế chênh lệch thanh khoản thuần các doanh nghiệp trong mẫu chọn

+ Khảo sát các biện phát doanh nghiệp sử dụng để xử lý rủi ro tài chính

Đến gặp trực tiếp đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo một bảng câu hỏi đã soạn sẵn.

–Ưu nhược điểm:

+ Do gặp mặt trực tiếp nên nhân viên điều tra có thể thuyết phục đối tượng trả lời, có thể giải thích rõ cho đối tượng về các câu hỏi, có thể dùng hình ảnh kết hợp với lời nói để giải thích, có thể kiểm tra dữ liệu tại chỗ trước khi ghi vào phiếu điều tra.

+ Tuy nhiên chi phí cao, mất nhiều thời gian và công sức.

2.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp

- Các số liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp được thu thập từ sở giao dịch chứng khoán và trang web của công ty

- Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát tổng hợp bảng hỏi các công ty để nghiên cứu về tình hình quản trị rủi ro tài chính của công ty. Chọn mẫu nghiên cứu là 47 công ty cổ phần xây dựng niêm yết bởi đây là những doanh nghiệp có quy mô lớn, có hệ thống quản trị tương đối bài bản, tính minh bạch thông tin tốt, ngoài ra các CTCP XDNY còn tuần thủ các quy định chặt chẽ về công bố thông tin là cơ sở giúp thu thập, đánh giá đầy đủ về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Số liệu được tổng hợp và và xử lý bằng file excel. trên cơ sở các báo cáo tài chính, các hệ số tài chính được tính toán bằng các công thức.

Phân tích các tỷsố tài chính liên quan đến việc xác định, sử dụng các tỷ số tài chính để đo lường và đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Có nhiều loại tỷ sổ tài chính chính khác nhau. Dựa vào mục tiêu phân tích, các tỷ số tài chính có thể chia thành:các tỷ số thanh khoản, các tỷ số hiệu quả hoạt động, các tỷ số nợ, các tỷ số khả năng sinh lợi, các tỷ số tăng trưởng và các tỷ số giá trị thị trường

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TƢ NHÂN AN PHÚ LINH

3.1. Tổng quan về ngành xây dựng, các doanh nghiệp trong ngành và Doanh nghiệp tƣ nhân An Phú Linh nghiệp tƣ nhân An Phú Linh

3.1.1. Tổng quan về ngành xây dựng và tình hình tài chính của một số doanh nghiệp trong ngành nghiệp trong ngành

- Vị trí, vai trò của ngành xây dựng trong nền kinh tế quốc dân

Ngành xây dựng là ngành có vị trí quan trọng trong hệ thống kinh tế quốc dân, góp phần hình thành nên các tài sản cố định của nền kinh tế, đặc biệt là nhà xưởng, thiết bị. Tầm quan trọng của ngành thể hiện ở một số điểm:

– Ngành xây dựng là ngành đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế quốc dân: Ngành xây dựng là một trong những ngành đóng vai trò là xương sống của nền kinh tế và trực tiếp hình thành nên hệ thống tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Một cơ thể chỉ có thể khỏe mạnh và phát triển khi hệ thống xương sống vững chắc và phát triển đóng vai trò là nền tảng và là lực đỡ cho toàn cơ thể, do đó, ở mỗi quốc gia ngành xây dựng phát triển mạnh sẽ tạo điều kiện tốt cho việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của quốc gia, tạo tiền đề cho phát triển các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế.

- Ngành xây dựng có ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong

nền kinh tế:Ngành xây dựng sử dụng các sản phẩm đầu vào là vật liệu xây dựng của

rất nhiều ngành kinh tế đóng vai trò là ngành cung ứng như: Ngành thép, xi măng, gạch ốp lát, đồ gỗ…. Sự phát triển của ngành xây dựng sẽ tạo ra nhu cầu kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế liên quan.

Ngành xây dựng phát triển còn là tiền đề quan trọng để giải quyết những

vấn đề an sinh xã hội khi là nhân tố quan trọng hình thành nên các sản phẩm nhà ở

cho người dân trong một quốc gia. Ở mỗi quốc gia, chương trình xây dựng phát triển nhà ở xã hội dành cho người có thu nhập thấp đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện an sinh xã hội và đảm bảo chỗ ở cho người dân có thu nhập trung bình và thấp, vốn chiếm một tỷ trọng lớn dân cư.

– Các sản phẩm xây dựng thường có giá trị lớn, thời gian thi công có thể kéo dài hơn nữa ngành có quy mô đầu tư lớn, chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế quốc dân do vậy ở hầu hếtcác quốc gia, ngành xây dựng đều sử dụng một lực lượng lớn lao động trên thị trường lao động, thu hút lượng vốn lớn trong nền kinh tế, tác động lớn tới hoạt động của thị trường tài chính trong nền kinh tế, ngành xây dựng phát triển gắn với sự phát triển của thị trường bất động sản, do vậy sự phát triển của ngành tác động trực tiếp và gián tiếp tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân

- Tình hình tài chính của một số doanh nghiệp trong ngành

Tổng Cục thống kê cho biết, ngành xây dựng 9 tháng đầu năm 2018 duy trì được mức tăng trưởng khá với tốc độ 8.46%. Nhóm doanh nghiệp xây dựng niêm yết cũng tạo ra doanh thu tăng trưởng.

Theo thống kê của Vietstock, trong 9 tháng đầu năm 2018, 122 doanh nghiệp xây dựng niêm yết đã tạo ra 95,214 tỷ đồng doanh thu, tăng 6.76% so với cùng kỳ năm 2017. Thế nhưng, lãi ròng tạo ra giảm đến 26.5% so với cùng kỳ, chỉ đạt 5,375 tỷ đồng.

Ông Trương Quang Nhật, Phó Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC), đánh giá vốn FDI vào ngành công nghiệp, chế biến chế tạo trong năm 2019 được dự báo sẽ tăng mạnh. Cùng với việc có thêm sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài vào ngành bất động sản tại Việt Nam. Đây chính là những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của ngành xây dựng trong năm sau.

CTCP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) dẫn báo cáo từ The FitchGroup Company cho rằng ngành xây dựng và hạ tầng Việt Nam có kỳ vọng tăng trưởng trung bình 7,2%/năm cho giai đoạn 2017 - 2026.

Kỳ vọng này dựa trên tiềm năng tăng trưởng dân số tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM sẽ thúc đẩy nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, năng lượng, tiện ích và các công trình dân dụng. Trong khi đó, Chính phủ đang nỗ lực thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước để bổ sung vốn phục vụ cho các công trình cơ sở hạ tầng cấp thiết.

Tại TP HCM, nhiều công trình hạ tầng trọng điểm như dự án đường song hành cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, đường Vành đai 2; dự án cầu đường Bình Tiên, khép kín đường Vành đai 2, đoạn từ An Lạc đến Nguyễn Văn Linh, nâng cấp mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ, 4 cầu thép trên đường Lê Văn Lương, tuyến trục Bắc –Nam...được triển khai giải quyết ùn tắc giao thông.

Một số dự án lớn tại các tỉnh khác như sân bay Long Thành, đường sắt cao tốc, Metro Hà Nội, Nhà máy nước thải Yên Xá… cũng được lên kế hoạch triển khai. Các dự án của doanh nghiệp tư nhân như Nhà máy Thép Hòa Phát Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhà máy sản xuất Ô tô Vinfast (Hải Phòng)… cũn được cho là yếu tố có thể hỗ trợ thị trường.

Bên cạnh các yếu tố thuận lợi, đại diện Tập đoàn Hòa Bình nhận định, giá vật liệu xây dựng được dự đoán sẽ ổn định trong năm tới nhưng còn lệ thuộc ít nhiều vào chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Điều này có thể dẫn đến những diễn biến khó lường, đặc biệt là giá thép.

Biểu đồ 3.2. Mức tăng chi phí xây dựng một số nƣớc năm 2013

Một vấn đề khác là chi phí nhân công. Năm vừa qua, chi phí nhân công tăng do việc thay đổi của pháp luật lao động về quy định đối tượng lao động tham dự Bảo hiểm bắt buộc áp dụng từ ngày 01/01/2018. Ước tính năm 2019, chi phí này sẽ tiếp tục tăng do việc Nhà nước dự kiến tăng mức lương tối thiểu vùng lên khoảng 5,8% so với năm 2018.

3.1.2. Tình hình tài chính của Công ty TNHH An Phú Linh

Công ty TNHH An Phú Linh là một doanh nghiệp được thành lập vào ngày 29/03/2005 theo giấy đăng ký kinh doanh số 0101636715 với lĩnh vực kinh doanh chính là xây dựng và thương mại, vốn điều lệ là 30 tỷ đồng

Hội đồng quản trị và ban giám đốc:

Ông Đinh Thế Quyết: Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc Bà Nguyễn Thị Chung: Thành viên

Ông Lê Thanh Tùng: Thành viên

Với kinh nghiệm 10 năm hoạt động, Công ty đã thực sự trưởng thành và lớn mạnh trong lĩnh vực hoạt động chủ đạo là: Xây dựng thi công nền móng; Cung

ứng thiết bị: cọc cừ, thép hình... và máy móc xây dựng phục vụ cho các công trình kỹ thuật dân dụng (máy cẩu, búa rung, máy ép cọc ván thép...). Với năng lực của hệ thống xe, máy, thiết bị chuyên dùng hiện đại; Cơ chế hoạt động năng động và chuyên nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường; Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề; Trong quá trình thi công xây dựng,Công ty TNHH An Phú Linh luôn tạo được lòng tin của tất cả các Đối tác.

Với 3 tiêu chí nhất: "Chất lượng tốt nhất - Thời gian đảm bảo nhất - Giá cả hợp lý nhất"để mang lại quyền lợi tối đa cho khách hàng, các sản phẩm của Công ty không chỉ là hàng trăm công trình thi công xây lắp tại các địa bàn thuộc Miền Bắc mà đến hàng chục, hàng trăm công trình từ các tỉnh Miền Trung đến Miền Nam. Với phương châm xuyên suốt là“Uy tín - Chất lượng và Chuyên nghiệp”Công ty TNHH An Phú Linhmong muốn hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước trên lĩnh vực xây dựng.

3.1.2.1. Tình hình tài sản của công ty TNHH An Phú Linh

- Về tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn

Từ báo cáo tài chính của Công ty, tình hình thanh toán được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.1. Phân tích các khoản phải thu (Đơn vị tính: VNĐ) Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 I. Phải thu ngắn hạn 1. Phải thu khách hàng 24.205.061.776 39.198.896.521 47.261.342.811 45.594.182.588 48.483.711.670 2. Trả trước cho người bán 886.902.814 1.763.234.032 477.894.968 663.695.000 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 5. Các khoản phải thu khác Tổng các khoản phải thu 24.205.061.776 40.085.799.335 49.024.576.843 46.072.077.556 49.147.406.670

Bảng 3.2. Phân tích tỷ suất liên quan đến khoản phải thu Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 1. Các khoả n phải 24.205.061.77 6 40.085.799.33 5 49.024.576.843 46.072.077.556 49.147.406.670

ngắn hạn 2. Tài sản ngắn hạn 91.897.534.71 8 91.444.915.75 2 114.993.972.49 7 119.809.390.06 6 135.033.707.27 4 3. Tỷ lệ phải thu NH/ Tài sản NH 26,34% 43,84% 42,63% 38,45% 36,40%

Theo kết quả phân tích trong bảng 3.1, trong giai đoạn năm 2014-2015 tổng các khoản phải thu tăng 15880737559 đồng tương ứng tăng là 17,50%. Mức tăng này đều là do các khoản phải thu ngắn hạn cho thấy mức độ bị chiếm dụng vốn của công ty tăng thể hiện ở khoản phải thu khách hàng tăng 14993834745 đồng và trả trước cho người bán năm 2014 tăng lên 886902814 đồng cho thấy khả năng tài chính của công ty rất vững mạnh nhưng lại bị chiếm dụng vốn khá nhiều.

Trong giai đoạn 2015-2016, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 8938777508 đồng với tỷ lệ 18,23%. Mức giảm này đều là do mức giảm của các khoản phải thu ngắn hạn cho thấy mức độ chiếm dụng vốn của công ty vẫn diễn ra mạnh. Các khoản phải thu khách hàng và trả trước cho người bán đều tăng. Phải thu khách hàng tăng 8062446290 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 17,05% và trả trước cho người bán tăng mạnh 49,71%.

Trong giai đoạn 2016-2017 và 2017-2018, tổng các khoản phải thu ngắn hạn của công ty có biến động nhưng không đáng kể. Phải thu khách hàng giảm 1667160223 đồng vào năm 2017 và tăng 2889529082 đồng vào năm 2018 tương ứng với tỷ lệ giảm 3,65% vào năm 2017 và tăng 5,95% vào năm 2018. Điều này thể hiện công ty vẫn tiếp tục thực hiện chính sách chia sẻ khó khăn tài chính với khách hàng đồng nghĩa với việc công ty vẫn chịu sự chiếm dụng vốn lớn.

Bảng 3.2 cho thấy rõ sự tăng lên của khoản phải thu cuối kỳ so với đầu kỳ. Tỷ lệ phải thu ngắn hạn trên tài sản ngắn hạn năm 2015 tăng 17,50% so với năm 2014

do sự tăng mạnh của các khoản phải thu ngắn hạn so với sự tăng không đáng kể của tài sản ngắn hạn. Trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2018, tỷ lệ này biến động và giảm không đáng kể từ 43,84% xuống 36,40%. Điều này xảy ra do tốc độ tăng tài sản ngắn hạn lại cao hơn so với tốc độ tăng của phải thu ngắn hạn (tốc độ tăng của phải thu ngắn hạn qua các năm 2016 2017 2018 lần lượt là , trong khi tốc độ tài sản ngắn hạn tăng qua các năm tương ứng là)

Từ kết quả phân tích trên cho thấy tỷ lệ phải thu ngắn hạn so với tài sản ngắn hạn qua 4 năm gần đây khá ổn định. Tuy nhiên tỷ lệ chiếm dụng vốn đang ở mức khá cao. Công ty cần có biện pháp tích cực hơn nữa trong việc thu hồi công nợ.

Để có cái nhìn chính xác hơn về tính thanh khoản của các khoản phải thu của Công ty, dựa vào báo cáo tài chính của công ty ta có bảng phân tích tính thanh khoản của các khoản phải thu dựa trên chỉ tiêu số vòng luân chuyển khoản phải thu và thời gian một vòng quay các khoản phải thu.

Bảng 3.3. Phân tích tính thanh khoản của các khoản phải thu

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Chênh lệch Chênh lệch Chênh lệch Chênh lệch

+/- % +/- % +/- % +/- % 1. Doanh thu thuần 421.593. 074.634 418.933. 012.490 468.459. 142.683 475.012. 542.964 556.792. 931.505 2.660.062. -

144 -0,63% 49.526.130. 193 11,82% 6.553.400. 281 1,40% 81.780. 388.541 17,22%

2. Khoản phải thu

đầu kỳ 261.702 21.474. 24.205. 061.776 40.085. 799.335 49.024. 576.843 46.072. 077.556 2.730.800. 074 12,72% 15.880. 737.559 65,61% 8.938. 777.508 22,30% -2.952. 499.287 -6,02% 3. Khoản phải thu

cuối kỳ 061.776 24.205. 40.085.799. 335 49.024. 576.843 46.072. 077.556 49.147. 406.670 15.880. 737.559 65,61% 8.938. 777.508 22,30% -2.952. 499.287 -6,02%

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam – Trường hợp Công ty TNHH An Phú Linh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)