Đánh giá chung về tình hình hoạt động của VPĐKĐĐ 2 8-

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thị xã thuận an, tỉnh bình dương (Trang 36 - 39)

1.4.5.1. Kết quảđạt được

Tính đến ngày 30/6/2019 cả nước đã cấp được 41.757.000 Giấy chứng nhận với diện tích 22.963.000 ha, đạt 94,9% diện tích cần cấp các loại đất chính. Tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều cơ bản hoàn thành mục tiêu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị quyết số 30/2012/QH13 của Quốc hội.

Thực hiện mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai, trong thời gian qua, Bộđã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong trên phạm vi cả nước. Đến nay, đã có 121/709 đơn vị cấp huyện đang vận hành cơ sở dữ liệu đất đai, trong đó có 59 đơn vị cấp huyện đã vận hành và quản lý cơ sở dữ liệu đất đai liên thông ở cả 3 cấp: Xã - Huyện - Tỉnh, điển hình là Vĩnh Long đã hoàn chỉnh mô hình xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai toàn tỉnh. Đối với Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa, đến nay, đã hoàn thiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa cho đơn vị cấp xã. Một số các tỉnh đã cơ bản hoàn thành công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính nhưng vẫn chưa vận hành cơ sở dữ liệu đất đai như: thành phố Yên Bái - Yên Bái, huyện Tân Lạc - Hoà Bình, huyện Lộc Bình - Lạng Sơn, thành phố Nam Định - Nam Định, thị xã Ba Đồn - Quảng Bình, thị xã Buôn Hồ - Đắk Lắk, thành phố Bạc Liêu - Bạc Liêu (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015b).

1.4.5.2. Tồn tại, hạn chế

- Mặc dù đã đạt theo yêu cầu của Quốc hội nhưng kết quả cấp Giấy chứng nhận trên cơ sở bản đồ địa chính, trích đo địa chính có toạđộ còn đạt thấp. Kết quả đo đạc bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận chưa kịp thời đưa vào cơ sở dữ liệu đất đai để quản lý, vận hành và khai thác sử dụng. Mục tiêu xây dựng mỗi tỉnh,

- 29 -

thành phố một mô hình cơ sở dữ liệu đất đai hoàn chỉnh của một đơn vị cấp huyện để làm mẫu chưa được hoàn thành. Tại một số địa phương, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai còn phân tán, thiếu đồng bộ dẫn đến cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện chưa kết nối được với cấp tỉnh, thậm chí trong cùng địa bàn tỉnh sử dụng nhiều phần mềm khác nhau để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

- Một số nơi đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai nhưng hạ tầng kỹ thuật chưa đảm bảo cho việc vận hành hệ thống thông tin đất đai, do đó cơ sở dữ liệu không được vận hành khai thác sử dụng, dẫn tới cơ sở dữ liệu không được cập nhật biến động thường xuyên dễ dẫn tới tình trạng cơ sở dữ liệu bị lỗi thời, không có giá trị sử dụng.Việc lồng ghép giữa đo vẽ bản đồđịa chính với đăng ký, cấp Giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai còn hạn chế.

- Việc xây dựng mô hình huyện mẫu về cơ sở dữ liệu đất đai ở phần lớn các địa phương đến nay còn chậm do thiếu kinh phí, không được đầu tư thiết bịđồng bộ và trong năm qua địa phương phải tập trung các nguồn lực cho thực hiện cấp GCN lần đầu.

- Nhiều địa phương chưa có bản đồđịa chính, phải tận dụng các bản đồ, tài liệu đo đạc hiện có hoặc tổ chức đo đạc bằng phương pháp, phương tiện đơn giản để cấp GCN, nên độ chính xác về diện tích cấp GCN còn thấp. Các địa phương này sẽ phải thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính và cấp đổi lại GCN sau này để nâng cao chất lượng HSĐC và cấp GCN cho người sử dụng đất.

- Nhiều địa phương sau khi cấp GCN đã triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với quy hoạch lại đồng ruộng, dồn điền đổi thửa, dẫn đến hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đã thay đổi cơ bản so với các GCN đã cấp. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với các địa phương này phải thực hiện đo đạc lại bản đồđịa chính, xây dựng lại hồ sơđịa chính và cấp đổi GCN cho người dân thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật trong những năm tới.

- Tình trạng tồn đọng GCN đã ký nhưng người sử dụng đất chưa đến nhận còn nhiều (khoảng 500.000 GCN), tập trung chủ yếu ở 11 tỉnh: Lạng Sơn, Hưng

- 30 -

Yên, Bình Phước, Cao Bằng, Quảng Bình, Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Sơn La, Quảng Nam, Gia Lai.

- Hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính chưa được cập nhật, chỉnh lý biến động thường xuyên, kịp thời theo quy định (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015b).

1.4.5.3. Một số nguyên nhân tồn tại, hạn chế chủ yếu

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015) đã đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Phần lớn các trường hợp còn lại chưa cấp GCN không có giấy tờ hợp lệ, có nguồn gốc sử dụng đất phức tạp, vi phạm pháp luật đất đai từ nhiều năm qua chưa được giải quyết;

- Kinh phí đầu tư của địa phương và hỗ trợ của Trung ương cho thực hiện đo đạc, cấp giấy chứng nhận trong những năm qua còn hạn chế so với nhu cầu do nguồn thu từ đất giảm mạnh trong những năm qua và ngân sách Trung ương gặp nhiều khó khăn;

- VPĐK ở nhiều địa phương còn rất thiếu cán bộ chuyên môn, phương tiện kỹ thuật và các điều kiện làm việc cần thiết khác cho việc thực hiện nhiệm vụ, nhất là các huyện miền núi, trung du và đồng bằng Bắc Bộ; nhiều nơi chỉ có 2-3 cán bộ chuyên môn, không có máy đo đạc, máy photocopy để phục vụ cho thực hiện thủ tục cấp GCN, không có kho lưu trữ HSĐC.

- Việc đo đạc lập BĐĐC còn chậm, nhiều địa phương chưa có bản đồ địa chính; nhất là khu vực đất nông nghiệp, nông thôn, các nông, lâm trường thuộc các tỉnh có số lượng chưa cấp GCN còn nhiều, điển hình là các tỉnh Điện Biên (5,0%), Sơn La (9,0%), Kiên Giang (25,0%), Sóc Trăng (25,0%), Cần Thơ (23,0%), Hậu Giang (33,0%), Cao Bằng (16,0%), Lai Châu (đo 38,0%), Hà Nam (37,0%), Thanh Hóa (28,0%), Phú Thọ (46,0%), Hải Phòng (47,0%), Bắc Giang (57,0%).

Nhiều nơi đã có BĐĐC nhưng do đo đạc đã quá lâu và đã có nhiều biến động lại không được đầu tư chỉnh lý nên hạn chế khả năng sử dụng.

- 31 -

- Nhận thức và ý thức chấp hành quy định về ĐKĐĐ, cấp GCN của một số đối tượng sử dụng đất còn hạn chế; còn chậm trễ, không thực hiện kê khai ĐKĐĐ theo thông báo của địa phương, nhất là các cơ quan, tổ chức của Nhà nước ở các cấp được giao đất không thu tiền, các hộ sử dụng đất ở miền núi và vùng sâu, vùng xa.

- Việc rà soát, sắp xếp, xác định ranh giới, mốc giới, giải quyết tranh chấp, vi phạm pháp luật đất đai của các nông, lâm trường, ban quản lý rừng thực hiện còn chậm, kém hiệu quả.

- Một số địa phương triển khai thực hiện cấp GCN theo yêu cầu của Quốc hội còn chậm, nhiều tỉnh sang năm 2013 mới tập trung triển khai, có tỉnh đến giữa năm 2013 UBND cấp tỉnh mới thật sự vào cuộc chỉ đạo; một số địa phương sự chuyển biến trong thực hiện cấp GCN ở cấp huyện, xã còn chậm và chưa quyết liệt.

- Thủ tục cấp GCN ở một sốđịa phương chậm được cải cách, còn phức tạp, chưa đúng quy định; thời gian thực hiện thủ tục nhiều trường hợp còn kéo dài; tình trạng gây phiền hà, nhũng nhiễu trong quá trình cấp GCN vẫn còn ở một số nơi, gây bức xúc trong dư luận.

- Một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tập quán sinh sống chung nhiều thế hệ, nay có nhu cầu chia tách đất riêng cho từng gia đình (từng cặp vợ chồng) để cấp GCN, nhưng việc thực hiện quy hoạch nông thôn mới còn chậm nên không thực hiện việc phân chia đất cho từng gia đình để cấp GCN (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015b).

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thị xã thuận an, tỉnh bình dương (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)