0
Tải bản đầy đủ (.docx) (147 trang)

THỂ TÍCH MOL CỦA CHẤT KHÍ LÀ GÌ?

Một phần của tài liệu HOA HOC 8 (Trang 56 -58 )

Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó.

64

Một mol của bất kì chất nào, trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, đều chiếm những thể tích bằng nhau. Nếu ở nhiệt độ OºC và áp suất 1 atm (được gọi là điều kiện tiêu chuẩn, viết tắt là đktc), thì thể tích đó là 22,4 lít.

Như vậy, những chất khí khác nhau thường có khối lượng mol không như nhau, nhưng thể tích mol của chúng (đo ở cùng nhiệt độ và áp suất) là bằng nhau (Hình 3.1).

Nếu ở đktc, ta có:

VH2 = VN2 = VCO2 = 22,4 lít.

Ở điều kiện bình thường (20ºC và 1 atm), 1 mol chất khí có thể tích là 24 lít.

Ghi nhớ:

1. Mol là lượng chất có chứa N (6.1023) nguyên tử hoặc phân tử chất đó.

2. Khối lượng mol của một chất là khối lượng của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó, tính bằng gam, có số trị bằng nguyên tử khối hoặc phân tử khối.

3. Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất đó. Ở đktc, thể tích mol của các chất khí đều bằng 22,4 lít.

Em có biết?

Em có thể hình dung được số Avogađro (N = 6.1023) to lớn nhường nào? Em hãy giải bài toán sau:

Nếu chúng ta có N hạt gạo thì sẽ nuôi sống được loài Người trên Trái Đất này trong thời gian bao lâu? Biết rằng mỗi người ăn 3 bữa một ngày và mỗi bữa ăn 5000 hạt gạo.

65

- Mỗi người một ngày ăn hết: 5000 x 3 = 15 000 hạt gạo.

- Số dân trên thế giới hiện nay vào khoảng 6 tỉ người (6.109), một ngày ăn hết:

6.109 x 1,5.104 = 9.1013 (hạt gạo) - Trong một năm, loài Người ăn hết:

9.1013 x 365 ≈ 3000.1013 = 3. 1016 (hạt gạo)

- Số năm để loài Người trên Trái Đất này ăn hết N hạt gạo (1mol hạt gạo):

… = 2.107 (năm) = 20 000 000 năm.

Như vậy, còn nhiều triệu năm nữa loài Người mới ăn hết “1 mol hạt gạo”!

BÀI TẬP

1 Em hãy cho biết số nguyên tử hoặc phân tử có trong mỗi lượng chất sau:

a) 1,5 mol nguyên tử Al; b) 0,5 mol phân tử H2; c) 0,25 mol phân tử NaCl; d) 0,05 mol phân tử H2O; 2. Em hãy tìm khối lượng của:

a) 1mol nguyên tử Cl và 1 mol phân tử Cl2; b) 1 mol nguyên tử Cu và 1 mol phân tử CuO;

c) 1 mol nguyên tử C, 1 mol phân tử CO, 1 mol phân tử CO2; d) 1 mol phân tử NaCl, 1 mol phân tử C12H22O11 (đường). 3. Em hãy tìm thể tích (ở đktc) của:

a) 1 mol phân tử CO2; 2 mol phân tử H2; 1,5 mol phân tử O2; b) 0,25 mol phân tử O2 và 1,25 mol phân tử N2.

4. Em hãy cho biết khối lượng của N phân tử những chất sau: H2O; HCl; Fe2O3; C12H22O11

66

Bài 19 (1 tiết)

CHUYỂN ĐỔI GIỮA KHỐI LƯỢNG, THỂ TÍCH VÀ LƯỢNG CHẤT LƯỢNG CHẤT

Trong tính toán hóa học, chúng ta thường phải chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích của chất khí thành số mol chất và ngược lại. Chúng ta hãy tìm hiểu về sự chuyển đổi này.

Một phần của tài liệu HOA HOC 8 (Trang 56 -58 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×