THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ÁP DỤNG CHUNG KHI NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT THỰC HIỆN CÁC QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm luật đất đai (Trang 35 - 37)

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ

Câu 42: Công ty S thuê 3.000m2 đất tại Khu công nghiệp M để làm mặt bằng sản xuất, sau đó đã cho Công ty K thuê lại. Hợp đồng cho thuê lại giữa hai Công ty chỉ được Ban quản lý khu công nghiệp xác nhận mà không được công chứng hoặc chứng thực. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, hợp đồng cho thuê lại đất giữa công ty S với Công ty K trong trường hợp nêu trên được coi là có hiệu lực hay không ?

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 119 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 17/2006/ NĐ-CP ngày 27/1/2006) thì hợp đồng hoặc giấy tờ khi người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc xác nhận của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao. Trường hợp chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao thì phải có chứng nhận của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

Đối chiếu với quy định nêu trên, khi Công ty S cho Công ty K thuê lại 3.000m2 đất tại Khu công nghiệp M thì hợp đồng cho thuê lại giữa hai doanh nghiệp bắt buộc phải có xác nhận của Ban quản lý khu công nghiệp M mới có hiệu lực pháp luật. Do đó, trong trường hợp trên hợp đồng cho thuê lại quyền sử dụng đất giữa Công ty S và Công ty K đã được Ban quản lý khu công nghiệp M xác nhận được coi là có hiệu lực.

Câu 43: Khi ông B chuyển nhượng 300m2 đất ở cho Công ty M đã đến Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất làm thủ tục chứng thực hợp đồng. Nhưng Uỷ ban nhân dân xã đã từ chối với lý do hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa cá nhân với cho tổ chức kinh tế thì phải được công chứng. Vậy việc Uỷ ban nhân dân xã từ chối yêu cầu của ông B và Công ty M với lý trên có được coi là đúng với quy định của pháp luật hiện hành hay không?

Tại điểm b khoản 1 Điều 119 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 17/2006/ NĐ-CP ngày 27/1/2006) quy định hợp đồng hoặc giấy tờ khi người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc xác nhận của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao. Trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì phải có chứng nhận của công chứng nhà nước đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài; phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất đối với hộ gia đình, cá nhân; phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã,

phường, thị trấn nơi có đất cho bên tham gia là hộ gia đình và bên còn lại là tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài.

Trường hợp ông B chuyển nhượng 300m2 đất ở cho Công ty M không thuộc diện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao. Cho nên, ông B và Công ty M có thể lựa chọn việc chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất đối với hợp đồng đó. Vì vậy, việc Uỷ ban nhân dân xã X chối yêu cầu chứng thực hợp đồng giữa ông B và Công ty M với lý do hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa cá nhân với cho tổ chức kinh tế bắt buộc phải công chứng là không đúng với quy định của pháp luật hiện hành.

Câu 44: Việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trong khi thực hiện trình tự, thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất đai được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 120 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trong khi thực hiện trình tự, thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất đai được quy định như sau:

- Nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất do cơ quan thuế xác định căn cứ vào số liệu địa chính của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cung cấp. Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được số liệu địa chính do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi đến, cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất về mức nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đấtcó trách nhiệm thông báo mức nghĩa vụ tài chính trực tiếp cho người phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc thông qua cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp hồ sơ nộp tại cơ quan tài nguyên và môi trường hoặc thông qua Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất đối với trường hợp hồ sơ nộp tại Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn. Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan tài nguyên và môi trường, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thông báo cho người phải thực hiện nghĩa vụ tài chính để nộp tiền vào kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Phí và lệ phí có liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai mà người sử dụng đất phải nộp khi thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất xác định theo quy định của pháp luật, thông báo và hướng dẫn người sử dụng đất nộp trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính.

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm luật đất đai (Trang 35 - 37)