- Chữ “tâm” và chữ “tài” của Nguyên Hồng:
2. Giới thiệu khái quát về truyện ngắn “Lão Hạc”
- Các giá trị của tác phẩm:
+ Giá trị nội dung: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. + Giá trị về nghệ thuật: Thể loại, ngôn ngữ, kết cấu…
3.Luyện đề:
Đề 1: So sánh để chỉ ra sự giống và khác nhau giữa cái chết của Lão Hạc và cái chết của anh đĩ Chuột trong truyện ngắn “Nghèo” của Nam Cao.
Đề 2:Viết lời bình cho đoạn văn:
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại …………..Lão hu hu khóc”.
Đề 3:Cái chết của Lão Hạc đã được nhà văn Nam Cao miêu tả như thế nào. Từ cái chết đó, em nghĩ gì về số phận và phẩm chất của người nông dân nghèo khổ trước CM Tháng Tám?
Đề 4: Trong “Lão Hạc” nhà văn Nam Cao đã phát biểu suy nghĩ của mình về cách đánh giá nhìn nhận con người: “Chao ôi! Đối với những ngời ở quanh ta……….không bao giờ ta thương”
Bằng sự hiểu biết của em về tác phẩm “Lão Hạc” em hãy làm sáng tỏ tình yêu thương con người của tác giả.
Đề 5:Phân tích nhân vật Lão Hạc – Hình ảnh tiêu biểu của ngời nông dân truớc CM.
Đề 6:Phân tích nhân vật ông giáo – hình bóng của nhà văn Nam Cao.
Đề 7:Triết lý nhân sinh qua “Lão Hạc”.
C.PHƯƠNG PHÁP:
1. Tài liệu tham khảo:
- Nam Cao về tác gia và tác phẩm
- Các bài viết bàn về truyện ngắn “ Lão Hạc”
- Luyện các dạng đề nghị luận: nghị luận về một nhân vật, một nhóm nhân vật, nghị luận về một đề tài trong một tác phẩm, một nhóm tác phẩm…
- Xem băng hình “Làng Vũ Đại ngày ấy”.
BÀI 6:
RÈN KỸ NĂNG BÀI VĂN CẢM THỤ VĂNA.YÊU CẦU: A.YÊU CẦU:
- Bồi dưỡng năng lực đọc – hiếu văn bản nghệ thuật.
- Nâng cao kỹ năng phân tích vai trò và tác dụng của một số biện pháp tu từ tiếng Việt khi cảm thụ tác phẩm.
B.NỘI DUNG:
1. Cách viết một bài cảm thụ thơ: Tham khảo chủ đề tự chọn:
“Một số yếu tố hình thức nghệ thuật cần chú ý khi phân tích thơ trữ tình”. - Thế nào là thơ trữ tình.
- Đặc trung của thơ trữ tình và các lỗi thường mắc phải khi phân tích thơ trữ tình. - Các hình thức nghệ thuật cần chú ý khi phân tích thơ trữ tình (chú ý tới hình ảnh thơ tiêu biểu, vần, nhịp, từ ngữ và các biện pháp tu từ, không gian và thời gian nghệ thuật…
Chú ý:
+ Thơ có thể có vần, có thể không có vần. Bình thường mỗi đoạn thơ có một vần lặp lại ở các câu thơ, nhưng có đoạn mang nhiều vần khác nhau.
+ Những câu thơ, đoạn thơ sử dụng một hoặc phần lớn một loại thanh là những câu thơ đặc biệt.
+ Khi gặp đoạn thơ mang nhiều vần, hoặc sử dụng thanh đặc biệt cần chú ý để phân tích chỉ ra vai trò của chúng trong việc biểu hiện nội dung.
+ Khi đọc cũng như khi phân tích đoạn thơ trên, cần chú ý tới các dấu câu. Chú ý vị trí của các dấu câu đó, chúng ta sẽ đọc đúng nhịp thơ hơn.
+ Dấu câu không chỉ để tách ý, tách đoạn và làm rõ nghĩa của thông báo, khi viết mà còn dùng để ngắt nhịp làm tăng sức biểu cảm cho thơ.
+ Trong một bài thơ, câu thơ không phải chữ nào cũng hay cũng đắt, khi đọc thơ cần nhận ra được đúng các chữ đó và phân tích cái hay, cái đẹp của chúng. Những chữ dùng hay là những chữ không thể thay thế được.
+ Thơ ca thường sử dụng các biện pháp tu từ. Các biện pháp tu từ hay bao giờ cũng giúp nhà thơ biểu hiện được nội dung một cách sâu sắc.
+ Chỉ chú ý phân tích các yếu tố nghệ thuật độc đáo bao giờ cũng cần chỉ ra vai trò, tác dụng của những yếu tố ấy trong việc thể hiện nội dung.
+ Tránh phân tích tràn lan, (yếu tố nào cũng phân tích) tránh suy diễn một cách gượng ép về ý nghĩa và tác dụng của các yếu tố hình thức nghệ thuật.