Thí nghiệm lâm sàng

Một phần của tài liệu tiểu luận cây thuốc Diệp hạ châu (Trang 33 - 35)

IV. Về tác dụng, ứng dụng trong YHHĐ

1. Thí nghiệm lâm sàng

 Trong thí nghiệm về hoạt tính bảo vệ gan của cây diệp hạ châu

đắng chống lại tổn thương gan gây thực nghiệm trên chuột cống trắng, cao cồn toàn vây (liều uống 100mg/kg x 7) đã biểu lộ tác

dụng bảo vệ đáng kể thông qua những thông số hoá sinh của huyết thanh và gan. Phân đoạn chiết với butanol có hoạt tính bảo vệ gan cao nhất, liều uống 50mg/kg x 7 có tác dụng bảo vệ 35 – 85 %. Phân đoạn chiết với nước có tác dụng bảo vệ gan nhẹ (20 – 40%).

Phyllanthin và hypophyllanthin có tác dụng bảo vệ tế bào gan chuột cống trắng chống tính độc hại tế bào gây bởi carbon tetraclorid và galactosamin. Chất triterpen triacontanol phân lập từ cây chó đẻ có tác dụng bảo vệ gan chống lại tính độc hại tế bào gây bởi galactosamin trên tế bào gan chuột cống trắng. Thí nghiệm trên xác minh ít nhất một phần tác dụng bảo vệ gan của cao cồn cây chó đẻ trên chuột cống trắng.

 Trong cùng điều kiện thí nghiệm invitro, geranin phân lập từ lá

cây diệp hạ châu đắng cũng được chứng minh có tác dụng kháng virus viêm gan B.

 Các thí nghiệm về cây diệp hạ châu với kháng nguyên HBsAg

và với tổn thương gan do CCl4 (cacbon tetraclorid) đã chứng minh là cây diệp hạ châu có tác dụng kháng virus viêm gan B.

 Trong một nghiên cứu lâm sàng sơ bộ với một dạng bào chế từ

toàn bộ cây diệp hạ châu đắng (trừ rễ) trên người mang siêu vi khuẩn viêm gan B, với liều 200mg trong 30 ngày, trong tổng số 37 bệnh nhân điều trị, có 22 người (59%) đã mất kháng nguyên bề mặt HBsAg của viêm gan B khi xét nghiệm ở ngày 15 – 20 sau khi kết thúc điều trị. Ở nhóm bệnh nhân dùng placebo, chỉ có 1 bệnh nhân trong số 23 bệnh nhân đối chứng (4%) có kết quả xét nghiệm về kháng nguyên HBsAg như trên. Đã theo dõi một số đối tượng được điều trị với chế phẩm từ diệp hạ châu đắng đến 9 tháng, không có trường hợp nào kháng nguyên bề mặt trở lại. Quan sát lâm sàng thấy có ít hoặc không có tác dụng độc.

 Cây diệp hạ châu có tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu vàng,

trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn coli, Shigella desenteriae,

S.flexneri, S.shigae, Moraxella và kháng nấm đối với

Aspergillus fumigatus. Acid galic chứa trong cây có tác dụng kháng khuẩn yếu. Một dẫn chất phenolic và một flavonoid phân lập từ cây chó đẻ có tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn và kháng nấm rõ rệt. Cao chiết với cồn – nước từ cây diệp hạ châu có tác dụng giảm đau chống lại cảm giác đau gây nên do formalin và capsaicin ở chuột nhắt trắng (hoạt tính chống nhận cảm đau); và

cao cồn methylic có tác dụng hạ đường máu trên chuột cống trắng đái tháo đường.

 Cây diệp hạ châu đắng có tác dụng kháng khuẩn và diệt nấm.

Cao toàn cây diệp hạ châu đắng làm giảm nhu động ruột, làm chậm vận chuyển thức ăn khỏi dạ dày trên chuột cống trắng, và gây dãn hồi tràng cô lập trên chuột cống trắng. Điều này xác minh công dụng của diệp hạ châu đắng trong điều trị tiêu chảy và những rối loạn tiêu hoá ở một số nước. Cao toàn phần cây diệp hạ châu đắng còn có tác dụng lợi tiểu: hạ áp và hạ đường máu ở người. Đã chứng minh một cao cồn của diệp hạ châu đắng gây giảm sinh sản ở chuột nhắt đực.

 Loài Phyllanthus niruri rất giống loài P.urinaria và cũng được

dùng.Thử nghiệm in vitro cho thấy cây P.niruri có tác dụng

chống ký sinh trùng sốt rét ở mức độ vừa. Cao nước từ lá có tác dụng hạ đường máu, ở thỏ bình thường và thỏ đái tháo đường. Cao làm hạ đường máu ngay cả khi cho thỏ uống một giờ sau khi cho uống glucose, hoạt tính hạ đường máu của thuốc này cao hơn tác dụng của tolbutamid. Đã chứng minh 2 flavonoid ký hiệu FG1 và FG2 phân lập tử phân đoạn tan trong nước của cao cồn P.niruri có hoạt tính hạ đường máu bằng đường uống trên chuột cống trắng tiêm allaxan. Mức độ giảm đường máu khoảng 20% với FG1 và 25% với FG2. Những flavonoid này không có hoạt tính giảm đường máu ở chuột cống trắng bình thường.

Một phần của tài liệu tiểu luận cây thuốc Diệp hạ châu (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w