Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý thuế theo định hướng nhà nước kiến tạo trên địa bàn thành phố hà nội TT (Trang 27 - 29)

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính thuế

- Kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính

- Hướng đến TTHC tinh giảm, gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả cao - Đẩy mạnh hiện đại hoá nền hành chính

- Tăng cường đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp trụ sở các cơ quan hành chính

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu luận án “Cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý thuế theo định hướng nhà nước kiến tạo trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, tác giả rút ra một số kết luận cơ bản sau đây:

Một là, quản lý thuế là vấn đề rộng và phức tạp, có nhiều yếu tố chi phối đến hoạt động quản lý thuế: Thể chế chính trị, văn hoá, điều kiện KT-XH của từng quốc gia, từng thời kỳ lịch sử cụ thể mà quản lý thuế cần có những cơ chế quản lý; phương pháp, kỹ thuật quản lý... phù hợp với từng giai đoạn.

Hai là, cải cách thủ tục hành chính trong quản lý thuế là yêu cầu khách quan, xuất phát từ khoảng cách hình thành giữa thực trạng quản lý thuế và mục tiêu quản lý thuế. Qua các tiến trình cải cách, khoảng cách này ngày càng được thu hẹp; và đó chính là kết quả của cải cách quản lý thuế. Khi giữa thực trạng quản lý thuế và mục tiêu quản lý thuế không còn khoảng cách, tức là mục tiêu đã đạt được, đó chính là đích đến của cải cách quản lý thuế; sứ mệnh của cuộc cải cách đã được hoàn thành. Nói cách khác, khi không có khoảng cách giữa mục tiêu và thực trạng quản lý thuế, tức là mục tiêu đã đạt được, thì cải cách là điều không cần thiết.

Ba là, nội dung chính của cải cách thủ tục hành chính trong quản lý thuế, gồm cơ chế quản lý thuế; cải cách bộ máy quản lý thuế; cải cách thủ tục quản lý thuế; cải cách phương pháp, kỹ thuật quản lý thuế.

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý thuế theo định hướng nhà nước kiến tạo trên địa bàn thành phố hà nội TT (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w