5. Kết cấu của khóa luận
2.2.3. Chính sách làm việc, nghỉ lễ và bảo hiểm
I. Thời gian làm việc
CCD quản lý nhân viên dựa trên nguyên tắc quản lý kết quả đầu ra của công việc. Nhưng để đảm bảo đạt được kết quả công việc, yêu cầu các nhân viên xây dựng kế hoạch làm việc hàng tháng gửi cho trưởng bộ phận, khi có sự điều chỉnh báo lại cho trưởng bộ phận và bộ phận văn phòng. Cuối tháng làm báo cáo hoạt động gửi phòng tài chính lập bảng chấm công.
Nhân viên CCD làm việc 5 ngày mỗi tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu và mỗi ngày 8 giờ. Thời gian làm việc qui định chung là từ 7h00 sáng đến 11h30 và từ 13h30 đến 17h (có thể điều chỉnh theo mùa).
Quy định cụ thể về thời gian làm việc sẽ được quy định cụ thể trong Chính sách hành chính tài chính.
II. Các ngày nghỉ lễ.
Nhân viên được nghỉ 10 ngày nghỉ lễ một năm, bao gồm:
Tết Dương lịch: 1 ngày
Tết Âm lịch: 5 ngày
Giỗ tổ Hùng Vương (10/3): 1 ngày
47
Quốc tế lao động (1/5): 1 ngày
Quốc khánh (2/9): 1 ngày
Những ngày nghỉ lễ này sẽ được Nhân viên Nhân sự thông báo theo lịch cụ thể của mỗi năm.
III. Nghỉ phép. 1 - Nghỉ phép.
Sau khi kết thúc thời gian thử việc, nhân viên sẽ có 12 ngày nghỉ phép/năm được tính tích lũy hàng tháng cho mỗi nhân viên.
Số ngày nghỉ phép vẫn được tính trong thời gian nghỉ sinh con. Số ngày phép không được tính cho thời gian nghỉ không lương.
Nhân viên được chuyển tối đa 8 ngày phép từ năm nay sang năm tiếp theo. Thời hạn cuối cùng để chuyển ngày phép sang năm tiếp theo là hết tháng 2 năm sau.
Nhân viên quản lý và nhân viên phải chịu trách nhiệm sắp xếp công việc để kết hợp làm việc và nghỉ phép trong suốt năm một cách hợp lý, làm được việc này sẽ tránh được tình trạng để nhiều hơn 8 ngày nghỉ phép vào cuối tháng 2.
Nghỉ phép về thăm quê chỉ áp dụng đối với các nhân viên có cha/me đẻ đang sinh sống tại quê (ngoài tỉnh nhân viên đó đang làm việc)
Nhân viên nghỉ phép về thăm quê sẽ được hỗ trợ tiền đi lại bằng phương tiện công cộng (oto) và được hỗ trợ tiền công tác phí ngày đi và ngày về.
2- Nghỉ bù.
Chính sách nghỉ bù của CCD nhằm đảm bảo cho nhân viên được nghỉ ngơi và duy trì sự cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc. Tuy nhiên do đặc thù công việc nên có thời điểm nhân viên phải thực hiện giao dịch với khách hàng vào ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật).
48
Nghỉ bù được áp dụng khi nhân viên phải làm việc trong ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ và đã được nhân viên quản lý trực tiếp đồng ý trước đó. Thời gian nghỉ bù tương đương với thời gian làm việc trong ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ (ví dụ: nếu làm việc 1 ngày vào ngày nghỉ/ngày lễ thì sẽ được hưởng 1 ngày nghỉ bù).
Nhân viên sẽ không được nghỉ bù cho thời gian làm việc ngoài giờ trong ngày làm việc bình thường và CCD khuyến khích nhân viên có thể sắp xếp thời gian để làm việc trong khoảng thời gian qui định, nhưng vẫn đảo bảo yêu cầu công việc.
Nhân viên phải nghỉ bù trong vòng 1 tháng kể từ ngày làm việc vào ngày nghỉ/ngày lễ. Nếu không nghỉ bù trong vòng 1 tháng thì ngày nghỉ bù đó sẽ bị cắt. Trong những trường hợp ngoại lệ khi nhân viên phải làm việc liên tục trong suốt tháng và không thể nghỉ bù trong tháng đó thì Nhân viên có thể viết đơn cho người quản lý trực tiếp xin gia hạn thời gian nghỉ bù thêm 1 tháng.
Nhân viên và người quản lý cần sắp xếp thời gian nghỉ bù hợp lý để có thể đạt được các mục tiêu công việc, mục đích dự án cũng như các hoạt động khác.
Các mẫu đơn xin nghỉ bù, nghỉ phép xem trong phần phụ lục.
3- Thời gian thông báo và phê duyệt nghỉ phép và nghỉ bù
Những ngày nghỉ phép và nghỉ bù sẽ do nhân viên và người quản lý trực tiếp hoặc Giám đốc phê duyệt theo đề nghị của nhân viên.
Sau đây là thời gian thông báo khi xin nghỉ phép và nghỉ bù:
Nghỉ 1 ngày: Nhân viên phải xin phép trước ít nhất 1 ngày (có giấy đề nghị) Nghỉ 2-3 ngày: Nhân viên phải xin trước ít nhất 3 ngày (có giấy đề nghị) Nghỉ 4-5 ngày: Nhân viên phải xin trước ít nhất 1 tuần (có giấy đề nghị)
49
Nghỉ 6 ngày trở lên: Nhân viên phải xin trước ít nhất 1 tháng (có giấy đề nghị)
Nhân viên không được nghỉ phép hoặc nghỉ bù khi chưa được người quản lý trực tiếp/Giám đốc phê duyệt. Nếu nghỉ khi chưa được phê duyệt thì ngày nghỉ đó sẽ bị coi là ngày nghỉ không lương và nhân viên phải giải trình bằng văn bản về việc nghỉ đó. Bộ phận hành chính/kế toán có trách nhiệm theo dõi.
4- Nghỉ thai sản và nuôi con nhỏ: Theo quy định của luật lao động và luật
bảo hiểm
5- Nghỉ bắt buộc.
Trong trường hợp đặc biệt GĐ hoặc người phụ trách có thể yêu cầu nhân viên nghỉ việc. Nghỉ bắt buộc có thể do lý do sức khỏe khi bác sĩ xác định rằng nhân viên này không đủ sức khỏe để làm việc hoặc có thể do lý do kỷ luật. Trong những trường hợp này, nhân viên sẽ được yêu cầu nghỉ làm trong một khoảng thời gian cụ thể. Nghỉ bắt buộc sẽ trừ vào nghỉ bù, nghỉ phép hoặc nghỉ không lương tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
6- Nghỉ ốm
+ Nhân viên nghỉ ốm;
Nhân viên sẽ được nghỉ ốm 12 ngày/năm bao gồm cả thời gian thử việc. Số ngày nghỉ ốm được tích lũy tối đa đến 30 ngày. Khi quá 30 ngày tích lũy thì số ngày nghỉ ốm sẽ tự động bị cắt. Nếu nghỉ ốm, nhân viên phải báo cho người phụ trách trước 8h sáng cùng ngày bằng cách gọi điện đến văn phòng. Nếu không thông báo đúng theo qui định thì ngày nghỉ hôm đó sẽ bị trừ vào nghỉ phép.
Nếu nghỉ ốm liên tiếp từ 1 tuần trở lên, nhân viên phải có giấy khám bệnh có ghi số ngày nghỉ ốm do bác sĩ có giấy phép hành nghề chỉ định. Những ngày nghỉ ốm không có chỉ định của bác sĩ sẽ bị trừ vào nghỉ phép. Nhân viên sẽ không được trả lương cho những ngày nghỉ ốm chưa sử dụng khi thôi không làm việc
50
Nếu bị ốm trong khi nghỉ phép thì những ngày nghỉ đó sẽ chỉ coi là nghỉ ốm nếu có giấy khám bệnh có ghi số ngày nghỉ ốm do bác sĩ có giấy phép hành nghề chỉ định.
+ Nghỉ chăm sóc người thân:
Nhân viên có thể nghỉ tối đa 5 ngày nghỉ/năm để chăm sóc con, vợ/chồng hoặc bố mẹ vợ/chồng.
7- Nghỉ không lương (NKL)
Khi nhân viên muốn nghỉ nhưng không còn ngày nghỉ phép thì có thể xin nghỉ không lương (NKL). Nếu thời gian NKL ít hơn 2 tuần thì người quản lý trực tiếp sẽ phê duyệt. Nếu thời gian NKL nhiều hơn 2 tuần thì do PGĐ phụ trách hành chính và nhân sự phê duyệt.
Thủ tục xin nghỉ không lương cũng giống như thủ tục xin nghỉ phép.
Tất cả các ngày nghỉ phép, nghỉ bù phải sử dụng hết trước khi nghỉ không lương.
8- Nghỉ kết hôn.
Nhân viên được nghỉ 3 ngày làm việc được trả lương cho việc kết hôn của bản thân và nghỉ 1 ngày làm việc được trả lương cho việc kết hôn của con hoặc cha/mẹ mình. Người quản lý trực tiếp sẽ phê duyệt ngày nghỉ kết hôn.
9 Nghỉ tang lễ
Trong trường hợp người thân (vợ/chồng, con, bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ/chồng, ông, bà nội/ngoại) mất, Nhân viên được nghỉ tổng số 5 ngày làm việc được trả lương bao gồm cả giỗ 49 ngày, 100 ngày hoặc giỗ đầu. Người quản lý trực tiếp sẽ phê duyệt ngày nghỉ tang lễ. Nghỉ tang lễ sẽ không được chuyển hoặc tích lũy từ năm này sang năm khác.
51
10- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế: Theo qui
định của pháp luật.
11- Thanh toán thai sản: Theo qui định của luật lao động
Phần công việc của nhân viên nghỉ thai sản sẽ được bàn giao cho nhân viên khác, nhân viên nhận lại sẽ được nhận phụ cấp dựa trên khối lượng công việc nhận lại, phụ cấp đảm nhận thêm công việc sẽ được quy định trong Quy chế quản lý tài chính hàng năm.