2.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay còn gọi là doanh lợi doanh thu phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm lợi
nhuận thuần (lợi nhuận sau thuế). Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả hay ảnh hưởng của chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu=Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần x 100%
Có bảng tỷ suất lợi nhuận doanh thu :
Bảng 7: Bảng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận doanh thu của công ty qua các năm 2018, 2019 và 2020
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Lợi nhuận sau thuế
57 86 73
Doanh thu thuần 4.956 7.494 7.302
Doanh lợi doanh thu
1,16% 1,16% 1,0025%
Với kết quả đó, ta thấy rằng cứ một đồng doanh thu thuần ở năm 2018, năm 2019 và năm 2020 thì có lần lượt là 1,16% và 1,16% và 1,0025% lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất doanh lợi tài sản (ROA)
ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Giá trị tài sản bình quân x 100%
Có bảng sau:
Bảng 8: Các chỉ tiêu phân tích tỷ suất doanh lợi tài sản ROA của công ty qua các năm 2018, 2019 và 2020 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch
Năm 2019/ Năm 2018 Năm 2020/ Năm 2019 Tuyệt đối Tương
đối Tuyệt đối Tương đối Lợi nhuận sau thuế 57 86 73 29 51,25 -13 -15,63 Tổng tài sản bình quân 5.734 7.080 7.623 1.346 23,48 542 7,66 ROA % 1,00 1,23 0,96 0,22 22,49 -0,27 -21,64
Hệ số này đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
Trong năm 2018, trong một đồng tài sản mà công ty bỏ ra thì mang về 1,00% lợi nhuận sau thuế. Năm 2018 thì trong một đồng tài sản mang về 1,23% đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2020 tổng tài sản của công ty có tăng nhưng lợi nhuận sau thuế mà công ty có được giảm 15,63%. Năm 2020 ROA bằng 0,96%.
Tương tự như hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản, ROA tăng lên ở năm 2019 so với năm 2019 và giảm xuống ở năm 2020. Nhìn chung, mức sinh lợi mà tài sản mang lại là cao.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Từ trước đến nay, tiêu chuẩn phổ biến nhất mà người ta thường dùng để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của các doanh nghiệp là suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. Nó được xác định như sau:
ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân x 100% Bảng 9 : Các chỉ tiêu phân tích tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở
hữu của công ty qua các năm 2018, 2019 và 2020
Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch Năm 2019/ Năm 2018 Năm 2020/ Năm 2019 Tuyệt
đối Tương đối
Tuyệt
đối Tương đối
Lợi nhuận sau thuế 57 86 73 29 51,25 -13 -15,63 Vốn chủ sở hữu bình quân 4.257 4.313 4.392 56 1,32 79 1,84 ROE (%) 1,35 2,01 1,67 0,66 49,27 -0,35 17,15
Mức lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tăng lên ở năm 2019 (so với năm 2018) và giảm xuống ở năm 2020.
Năm 2018 trong một đồng vốn chủ sở hữu đem về cho công ty 1,35% lợi nhuận sau thuế. Năm 2019 thì ROE là 2,10% cao hơn rất nhiều so với năm
2018 và năm 2020 ROE là 1,67%. Nguyên nhân là do năm 2019,2020 thì lợi nhuận sau thuế mà công ty mang về tăng lên so với năm 2018.