Phân tích thực trạng hiệu quả sửdụng nguồn vốn tại công ty TNHH

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại – sản xuất yến sào việt nam (Trang 58 - 62)

5. Kết cấu của khóa luận

2.2.2Phân tích thực trạng hiệu quả sửdụng nguồn vốn tại công ty TNHH

Yến Sào Việt Nam

2.2.2.1 Cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH TM-SX Yến Sào Việt Nam

Bảng 2.12 : Cơ cấu Nguồn vốn công ty TNHH TM-SX Yến Sào Việt Nam (2018- 2020) Đơn vị : triệu đồng CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2020 Tỷ trọng 2020 2019 Tỷ trọng 2019 2018 Tỷ trọng 2018 Nợ phải trả 187786 41,97% 164165 40% 51032 16,45% Nợ ngắn hạn 187786 41,97% 164165 40% 51032 16,45% Nợ dài hạn 0 0% 0 0% 0 0% Vốn chủ sở hữu 259612 58,03% 246309 60% 259105 83,55% TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 447398 100% 410474 100% 310137 100%

Biểu đồ 2.5 : Nguồn vốn chủ sở hữu so với nợ phải trả năm 2018-2020

( Nguồn : Báo cáo tài chính công ty TNHH TM- SX Yến Sào Việt Nam 2018-2020)

Theo bảng phân tích kết cấu nguồn vốn và biểu đồ 2.5 nguồn VCSH so với nợ phải trả ta thấy nợ phải trả năm 2019 tăng gấp 3 lần so với năm 2018 , Năm 2018 nợ phải trả là 51032 triệu đồng tương đương 16,45% trong tổng nguồn vốn của công ty , đến năm 2019 nợ phải trả là 164165 tr đồng tương đương 40% trong tổng nguồn vốn , tăng cao so với năm 2018 tăng 113133 triệu đồng .Đến năm 2020 nợ phải trả của công

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

ty lại tiếp tục tăng , nhưng tăng ít hơn so với năm 2019 , năm 2020 nợ phải trả của công ty là 187786 triệu đồng tương đương 41,97% tăng 23621 triệu đồng .Nợ phải trả của công ty đều đến từ các khoản nợ ngắn hạn , công ty không có nợ dài hạn .

Vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn . Năm 2018 vốn chủ sở hữu của công ty là 259.105 triệu đồng tương ứng 83,55% , cao hơn nhiều so với nợ phải trả , chứng tỏ công ty có khả năng trả nợ tốt , tuy nhiên đến năm 2019 , vốn chủ sở hữu của công ty giảm đi so với năm 2018 và nợ phải trả lại tăng lên khá cao , năm 2019 VCSH là 246.309 triệu đồng tương ứng 60% trong tổng nguồn vốn , giảm 12.796 triệu đồng .Đến năm 2020 VCSH của công ty là 259612 trđ , có tăng so với năm 2019 nhưng tăng không đáng kể .

 Do ảnh hưởng của dịch bệnh covid nên năm 2019 và 2020 công ty phải đi vay nợ nhiều hơn , Tuy nhiên đều là các khoản nợ ngăn hạn , công ty có thể chi trả được nên không ảnh hưởng nhiều đến tình hình tài chính của công ty.

2.2.2.2 Phân tích tình hình công nợ của công ty

Tỷ lệ khoản nợ phải thu = ( Nợ phải thu /Nợ phải trả )*100% Bảng 2.13: Tình hình công nợ của công ty ( 2018-2020)

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018

Tổng tài sản 447398 410447 310137

Nợ phải trả 187786 164165 51032

Các khoản phải thu 264359 196101 102321

Vốn chủ sở hữu 259.612 246.309 259.105

Đòn bẩy tài chính 1,72 1,66 1,19

Hệ số tài trợ 0,58 0,6 0,83

Hệ số nợ 0,42 0.4 0,16

Tỷ lệ nợ phải thu 140,7% 119,4% 200,5%

( Nguồn : Tính toán dựa trên số liệu bảng cân đối kế toán công ty TNHH TM –SX Yến Sào Việt Nam 2018-2020)

- Đòn bẩy tài chính tăng dần qua các năm . Tuy nhiên trong 3 năm 2018, 2019 và 2020 ,thì đòn bẩy tài chính của công ty TNHH TM –SX Yến Sào Việt Nam đều lớn hơn 1 . Năm 2018 là 1,19 ,đến năm 2019 là 1,66 tăng 0,47 lần và năm 2020 là 1,72 tăng 0,06 lần so với năm 2019 .

- Hệ số tự tài trợ

Hệ số tự tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Năm 2018 hệ số tự tài trợ của Công ty là 0,83, có nghĩa là trong tổng nguồn vốn tài trợ tài sản doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 83%. Năm 2019 hệ số này giảm so với năm 2018, và tiếp tục giảm là 0,25 vào năm 2020. Trung bình cả giai đoạn hệ số tự tài trợ của công ty là 0,67, điều này cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty ở mức khá cao . Tuy nhiên hệ số tự tài trợ của Công ty đang có xu hướng giảm xuống cho thấy công ty đang gặp trục trặc trong việc tự chủ về mặt tài chính của mình, giảm thiểu rủi ro trong thị trường tài chính nhiều biến động như hiện nay.

- Nhìn vào bảng 2.13 ta thấy từ năm 2018-2020 , các khoản phải thu và nợ phải trả luôn tăng theo từng năm . Năm 2018 các khoản phải thu là 102.321 triệu đồng ,năm 2019 là 196.101 triệu đồng tăng 93.780 triệu đồng , đến năm 2020 lại tiếp tục tăng lên 264.359 triệu đồng . Nợ phải trả cũng tăng dần theo các năm ,năm 2018 là 51032 triệu đồng , đến năm 2020 đã tăng lên 187.786 triệu đồng tăng 136.754 triệu đồng . Ta thấy , tỷ lệ nợ phải thu của công ty luôn lớn hơn 100% chứng tỏ chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn đi chiếm dụng.

- Hệ số nợ của công ty tăng dần qua các năm , năm 2018 là 0,16 , đến năm 2019 là 0,4 tăng 0,24 lần . Năm 2020 là 0,42 tăng 0,02 lần. Nhìn chung hệ số nợ tăng không đáng kể qua các năm .

2.2.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại Công ty TNHH TM- SX Yến Sào Việt Nam

Bảng 2.14 : Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của công ty

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh thu thuần Triệu đồng 713.292 727.330 861.076

Lợi nhuận thuần Triệu đồng 58.920 62.198 68.571

Nguồn vốn Triệu đồng 310.137 410.474 447.398

Vòng quay toàn bộ vốn trong kỳ Vòng 2,29 1,77 1,93

Suất hao phí vốn trong kì Lần 0,43 0,56 0,52

( Nguồn : Số liệu tính toán từ báo cáo tài chính và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH TM- SX Yến Sào Việt Nam 2018-2020)

- Vòng quay toàn bộ vốn trong kỳ : Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp thể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản doanh nghiệp đã đầu tư . Vòng quay càng lớn thì hiệu quả càng cao . Nhìn vào bảng ta thấy vòng quay toàn bộ vốn trong kì tăng giảm không đồng đều trong 3 năm qua . Năm 2018 vòng quay toàn bộ vốn trong kì là 2,29 vòng , năm 2019 là 1,77 vòng giảm 0,52 vòng so với năm 2018 . Và năm 2020 là 1,93 vòng tăng 0,16 so với năm 2019 nhưng giảm 0,36 vòng so với 2018 , chứng tỏ công ty đang gặp vấn đề về tình hình nguồn vốn trong 2 năm trở lại đây .

- Suất hao phí vốn trong kì : Suất hao phí của vốn trong kì biến động qua các năm .Năm 2018 chỉ tiêu này là 0,43 lần , đến năm 2019 là 0,56 lần ,tăng 0,13 lần so với năm 2018 . Năm 2020 là 0,52 lần , giảm 0,04 lần so với năm 2019 . Chỉ tiêu này thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cao . Nguyên nhân do tổng nguồn vốn giai đoạn 2019-2018 tăng 32,3% , trong khi doanh thu thuần chỉ tăng 1,96% ,sang giai đoạn 2020-2019 tổng nguồn vốn tăng 8,99%, còn doanh thu thuần tăng 18,38%.

Bảng 2.15 : Hệ số khả năng sinh lời của công ty năm 2018 ,2019 và 2020

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Vốn chủ sở hữu Trđ 259.105 246.309 259.612

Lợi nhuận sau thuế Trđ 46.023 48.509 54.890

Hệ số LNST/ Vốn CSH bình quân (ROE) % 17,76 19,69 21,14

( Nguồn : Số liệu tính toán từ báo cáo tài chính công ty TNHH TM-SX Yến Sào Việt Nam 2018-2020)

* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE):

Hệ số này đo lường mức lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ. Đây là một chỉ tiêu được các nhà đấu tư rất quan tâm, thể hiện mức độ sinh lời của khoản đầu tư của họ vào công ty. Nếu ROE của công ty thấp hơn mức độ sinh lời của các khoản đầu tư khác như lãi suất ngân hàng hay tỷ suất lợi nhuận đầu tư chứng khoán sẽ làm cho sức thu hút của doanh nghiệp giảm trong mắt các nhà đầu tư. ROE của công ty năm 2018 là 17,76% cho biết trung bình 1 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp sẽ thu về 0,1776 đồng lợi nhuận sau thuế. ROE của công ty năm

2019 tăng lên 19,69% cho biết trung bình 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ thu về 0,1969 đồng lợi nhuận sau thuế. ROE năm 2020 tiếp tục tăng , cụ thể là 21,14% ,ROE của công ty tăng là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu, cụ thể lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng 103,17%; vốn chủ sở hữu tăng 7,78%.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại – sản xuất yến sào việt nam (Trang 58 - 62)