Những mặt tích cực

Một phần của tài liệu Xuất nhập khẩu của việt nam với các thành viên hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) (Trang 62 - 63)

5. Kết cấu, nội dung khóa luận

2.5.1. Những mặt tích cực

Về cơ bản sau hơn 2 năm thực thi CPTPP, Việt Nam cũng đã tận dụng được ít nhiều nguồn lợi của Hiệp định này để từ đó gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu. Phân tích các kết quả của năm 2019-năm đầu tiên Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Việt Nam ta nhận thấy, nước ta cũng đã bước đầu tiếp cận được những cam kết, đặc biệt là cam kết về cắt giảm thuế quan, một số các cam kết về đầu tư và nguồn gốc xuất xứ cũng ảnh hưởng tới khả năng xuất nhập khẩu để đạt được kim ngạch xuất nhập khẩu sang thị trường các nước đối tác thuộc CPTPP ở mức 39,52 tỷ USD tăng 7,18% so với năm 2018, và tăng tới 25,74% so với năm 2016. Trong năm 2019, Việt Nam đã xuất siêu sang các nước thành viên CPTPP là 1,6 tỷ USD mặc dù trước đó, năm giai đoạn năm 2016-2018, Việt Nam nhập siêu từ các quốc gia này xấp xỉ 1 tỷ USD. Ngoài ra, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP tương đối đa dạng, từ hàng nông nghiệp, thủy sản, thủ công mỹ nghệ cho đến hàng dệt may, máy móc, thiết bị, linh kiện điện tử.

Bên cạnh các thị trường truyền thống như Nhật Bản tăng trưởng tốt (đạt 9,9% so với năm trước) thì các thị trường mà Việt Nam chưa có các FTA song phương cũng đã cho giá trị xuất khẩu cao, như: Canada tăng khoảng 33%, (Canada là thị trường có tỷ lệ doanh nghiệp từng có lô hàng tận dụng được ưu đãi thuế quan CPTPP cao nhất (50% doanh nghiệp)), Mexico tăng gần 24%.., trong năm 2019 Việt Nam xuất siêu sang khối CPTPP hơn 5 tỷ USD, chiếm hơn 50% tổng giá trị xuất siêu của Việt Nam. Mặc dù không thể đánh giá hết tất cả các kết quả gia tăng này đều là do CPTPP đem lại bởi có một số các đối tác trước đó cũng đã từng có

57

FTA với Việt Nam như: Nhật Bản, Singapore, Úc, Malaysia....Tuy nhiên, nhìn vào sự thay đổi của các nước lần đầu tiên có quan hệ thương mại trong cam kết FTA với Việt Nam như: Canada, Mexico...có thể một phần nhận định được hiệu quả CPTPP làm gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trước CPTPP, Việt Nam và Canada chưa có chung FTA nào. Hoạt động xuất nhập khẩu không chỉ mở ra cơ hội tiếp cận các thị trường mới mà còn là cơ hội giúp khẳng định vị thế thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam sang các thị trường tiềm năng như Canada, Mexico hoặc là các thị trường mà trước đây số giao dịch xuất nhập khẩu là rất nhỏ như Peru.

Việt Nam đang từng bước tận dụng được các cam kết ưu đãi về thuế quan mà Hiệp định CPTPP mang lại, trong đó Canada là thị trường có tỷ lệ doanh nghiệp từng có lô hàng tận dụng được ưu đãi thuế quan CPTPP cao nhất (50% doanh nghiệp), tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan CPTPP trong năm thứ 2 tức năm 2020 đã được cải thiện, đạt 4% trong trung bình, riêng với các thị trường mới là Canada và Mexico là 17%.

Bước đầu tận dụng được các nguồn ưu đãi từ các quy tắc xuất xứ để tận dụng được các CO mẫu CPTPP (1,37 tỷ USD cấp C/O trong 2020), tăng gần gấp 3 lần so với năm 2019. Sử dụng C/O mẫu CPTPP nhằm có được sự ưu đãi thuế quan như các nước đã cam kết, Việt Nam khai thác thác tốt 2 thị trường mới là: Mexico và Canada, cũng là 2 nước lần đầu tiên có FTA với Việt Nam nhưng các doanh nghiệp Việt lại có tỷ lệ sử dụng C/O khi xuất khẩu sang các nước này là khá lớn. Trị giá C/O cấp cho hàng hóa xuất khẩu sang Mexico và Canada năm 2020 đã là 1,27 tỷ USD, chiếm 27,45% và 9,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang hai thị trường này.

Đối với hoạt động nhập khẩu, Việt Nam cũng đang từng bước mở của thị trường đón nhận các nguồn hàng từ khối CPTPP vào, từng bước giảm bớt dần sự phụ thuộc của các nước như Trung Quốc, Mỹ,...khi kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các nước thuộc khối CPTPP trong năm 2019 tăng 0,7% so với năm 2018, trong đó Việt Nam chú trọng các nguồn hàng đến từ các nước Nhật Bản (2,5%), Canada (0,4%), Úc (18,8%)...

Một phần của tài liệu Xuất nhập khẩu của việt nam với các thành viên hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)