Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu việt phát (Trang 60)

- Chính sách nhập khẩu, xuất khẩu thay đổi phức tạp gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh

- Đại dịch covid vẫn đang diễn biến khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty

- Các quy trình sản xuất, chi phí sản xuất chưa được rà soát kỹ lưỡng để sửa đổi cho phù hợp với tình hình hiện tại của công ty.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số phòng ban, đơn vị, CNV vẫn còn hạn chế cho nên việc giải quyết công việc đôi khi bị máy móc, thiếu hiệu quả.

- Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác nữa cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của DN: Hành lang pháp luật, định hướng phát triển kinh tế đất nước và nhiều nhân tố khác như: Chính phủ Việt Nam đang siết chặt các chính sách bảo vệ môi trường, cũng như tăng cường kiểm tra xử phạt các vi phạm về môi trường của các nhà máy gây ô nhiễm để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững; chiến tranh thương mại Mỹ - Trung; xung đột sắc tộc, tôn giáo ở khu vực Trung đông, nội chiến tại Iraq, Yemen, Syria.v.v…

52

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI XNK VIỆT PHÁT (VPG)

3.1. Định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn 2019 - 2020

3.1.1. Vị thế của công ty trong ngành

Với truyền thống lâu năm hoạt động trong lĩnh vực thương mại Công ty Việt Phát đã tạo dựng cho mình được thương hiệu và sự tín nhiệm của đối tác, bạn hàng trong và ngoài nước. Trong những năm qua công ty không ngừng lớn mạnh, Công ty Việt Phát là nhà cung cấp đầu vào quặng sắt, than cho các nhà máy lớn như Công ty CP thép Hòa Phát Hải Dương, tổng Công ty Khoáng sản TKV – Công ty Cổ phần, Công ty Xây lắp điện I, Công ty CP thép SAMINA, Công ty Cổ phần Năng lượng Hòa Phát,…

Nắm bắt xu thế phát triển của nền kinh tế đồng thời phát huy tiềm năng sẵn có của mình bên cạnh củng cố lĩnh vực kinh doanh truyền thống, công ty chủ động mở rộng sang các lĩnh vực khác như dịch vụ vận tải, dịch vụ kho bãi, dịch vụ cầu cảng,… các lĩnh vực mới này sẽ định hướng công ty phát triển nhanh và bền vững hơn trong tương lai.

3.1.2. Định hướng phát triển của công ty

Các hoạt động chính của VPG hiện nay và trong thời gian tới bao gồm: Chế biến và kinh doanh Khoáng sản, Dịch vụ Xuất nhập khẩu, Dịch vụ vận tải hàng hóa, Dịch vụ Cảng thủy nội địa kho bãi. Trong quá trình chế biến và kinh doanh VPG luôn chú trọng đến các yêu cầu khắt khe về đảm bảo an toàn sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái.

Định hướng của công ty trong những năm tiếp theo là:

- Tiếp tục là nhà cung cấp nguyên liệu hàng đầu cho các nhà máy sản suất thép:

+ Cung cấp nguyên liệu quặng sắt cho nhà máy luyện thép như Hòa Phát, Gang Thép, Việt Trung, Gang Thép Cao Bằng,.. Dự kiến mỗi năm cung cấp sản lượng cho các nhà máy vào khoảng 1 triệu tấn/năm.

+ Cung cấp nguyên liệu Quặng vê viên nhập khẩu, than cốc cho Nhà máy Việt Trung với sản quặng về viên hàng năm từ 100.000 tấn đến 150.000 tấn, và sản lượng than cốc cho các nhà máy Việt Trung, Hóa chất Đức Giang, Gang thép Cao Bằng, Gang Thép Tuyên Quang từ 200.000 tấn đến 300.00 tấn.

53

+ Cung cấp thép phế liệu cho một số nhà máy luyện thép dùng công nghệ lò trung tần như Gang Thép Thái Nguyên, Thép Việt Nhật, Sengli.. với sản lượng hàng năm từ 50.000 tấn đến 80.000 tấn

- Đẩy mạnh tiêu thụ than nhiệt vào các Nhà máy nhiệt điên của Tập đoàn điện lực (EVN) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) như Nhiệt điện Vĩnh Tân, Nhiệt điện Hải Phòng, Nhiệt điện Duyên Hải,.. thuộc EVN; với sản lượng hàng năm từ 500.000 tấn đến 1 triệu tấn

- Đẩy mạnh dịch vụ vận tải, Logistics than nhập khẩu cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với khoảng 6 triệu đến 7 triệu tấn/năm.

- Phát triển mảng đầu tư dự án, bất động sản lớn với các đối tác có uy tín thương hiệu không chỉ trong nước mà còn khắp thế giới như AEON MALL, VINCOM, IMG,.. Với các dự án có tầm cỡ, quy mô lớn như Đại siêu thị AEON MALL tại Hải Phòng, dự án khu hàng chính, đô thị Bắc Sông Cấm, dự án đất liền kề Vĩnh Niệm,...

Có thể thấy định hướng phát triển của Công ty hoàn toàn phù hợp với định hướng của ngành, chính sách của Nhà nước và xu thế trê thế giới.

3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn kinh doanh tại VPG

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, năm 2020 bên cạnh những thuận lợi là rất nhiều khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp: chiến tranh dầu mỏ; biến động tỷ giá, lãi suất; rủi ro trên thị trường tài chính;… Đặc biệt không thể không nhắc tới sự ảnh hưởng nghiêm trọng trên quy mô toàn thế giới của đại dịch Covid 19. Để tồn tại và phát triển Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại XNK Việt Phát đã không ngừng đổi mới, sắp xếp lại bộ máy quản lý nhằm tự hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi để thu lãi đảm bảo lợi ích của Nhà nước và người lao động. Nhưng bên cạnh những thành công đó còn có những vấn đề cần giải quyết kịp thời nhằm đảm bảo cho hoạt động SXKD tiếp tụ duy trì và phát triển.

Thứ nhất, cần cần tiếp tục cắt giảm hiệu quả các loại chi phí tài chính, bán hàng và QLDN, từ đó có thể giảm giá vốn hàng bán và tăng lợi nhuận, thu hút nhiều đối tác hơn, cụ thể:

- Ban lãnh đạo công ty cần xây dựng chính sách tăng cường tiết kiệm: điện, nước, đồ dùng văn phòng phẩm, chi phí quảng cáo, nguyên vật liệu đầu vào, vận chuyển và tuyên truyền nâng cao ý thức cho toàn thể CBCNV trong Công ty.

54

- Áp dụng có hiệu quả kế toán quản trị trong điều hành giúp phát hiện các rủi ro, lãng phí trong quá trình hoạt động.

- Ban lãnh đạo và phòng tài chính kế toán xem xét kỹ lưỡng các khoản chi và có các biện pháp quản lý thu chi hợp lý và hiệu quả trong quản lý sản xuất

Thứ hai, cần cải thiện nhóm chỉ tiêu thanh toán, bằng cách cắt giảm những chi phí không cần thiết, xây dựng hệ thống quản lý chi tiêu thận trọng từng bước, cân đối thu chi phù hợp, thanh lý những tài sản không được sử dụng cho mục đích sinh lời, giám sát hiệu quả các khoản thu, có biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán sớm.

Thứ ba, do các khoản phải thu vẫn còn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tài sản của công ty, cần kiểm soát khoản phải thu và có biện pháp nhanh chóng thu hồi nợ để đảm bảo tính thanh khoản, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn, ảnh hưởng xấu tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

- Công ty cần tiến hành theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu bằng cách sắp xếp chúng theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp giải quyết các khoản phải thu khi đến hạn.

- Trước khi quyết định bán chịu hay không Công ty nên phân tích khả năng tín dụng của khách hàng và đánh giá khoản tín dụng được đề nghị.

- Đối với những khách hàng có hiện tượng chần chừ trong thanh toán, Công ty phải dứt khoát thu hồi hết tiền rồi mới cấp hàng tiếp. Khi cấp tín dụng thương mại Công ty cần kiểm tra, xác minh, xem xét về uy tín cũng như khả năng thanh toán của khách hàng, ký kết các hợp đồng kinh tế với những điều khoản chặt chẽ.

Thứ tư, trong tình hình hiện nay, khi Covid 19 bước đầu được kiểm soát thành công ở Việt Nam nhưng vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp ở các quốc gia khác, doanh nghiệp cũng cần có các chính sách phù hợp để nhanh chóng đạt được mục tiêu khắc phục các hậu quả và phục hồi đà tăng trưởng sau đại dịch:

- Thay đổi các biện pháp và yêu cầu về an toàn lao động (Ví dụ: yêu cầu đeo khẩu trang tại nơi làm việc, cung cấp xét nghiệm cho nhân viên). Tái cơ cấu nơi làm việc nhằm tăng cường dãn cách xã hội, thay đổi ca và/hoặc phân chia ca làm việc, cho phép một số vị trí làm việc từ xa, từ đó giảm thiểu tiếp xúc ở nơi làm việc. Gia tăng tự động hóa và các hình thức làm việc mới. Cung cấp phúc lợi cho các lao động

55

làm việc tại chỗ thuộc khu vực bị ảnh hưởng dịch. Từ đó, đảm bảo không xảy ra lây lan dịch bệnh làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Có kế hoạch tận dụng tốt các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ như: Các gói tài chính hỗ trợ doanh nghiệp, giảm giá điện, giảm lãi suất vay Ngân hàng, gói tín dụng của các Ngân hàng Thương mại… cũng như hiệp định Thương mại tự do EVFTA mới được ký kết vào tháng 7 năm 2020.

- Tuân thủ đúng các quy trình và chính sách của Nhà nước trong thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu. Duy trì quan hệ hợp tác với các đối tác Quốc tế, nhưng VPG cũng đồng thời cần có các phương án dự phòng, ví dụ như tìm đối tác trong nước, để tránh tình trạng gián đoạn nguồn cung sản phẩm, cụ thể là các mặt hàng quặng sắt, than coke và than mỡ.

- Thời điểm hiện nay, doanh nghiệp có thể thực hiện đổi mới nâng cấp trang thiết bị, công nghệ máy móc,… do chi phí thấp, giá thành rẻ hơn thông thường.

56

KẾT LUẬN

Qua phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát, có thể thấy công ty trong giai đoạn 2019- 2020 đã đạt được những thành tựu đáng được ghi nhận. Hiệu quả sử dụng của việc sử dụng vốn đã có nhiều tác động tích cực đến các tỷ suất sinh lợi của Công ty, làm cho các tỷ suất cho xu hướng tăng lên. Điều này được biểu hiện rõ ràng qua các chỉ tiêu:

Tỷ suât lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của Công ty qua hai năm 2019, 2020 đều đạt mức rất tốt: ROA2019 = 2.7%; ROA2020 = 5.1%. Điều này cho thấy mỗi đồng vốn bỏ ra đầu tư đều đem lại lợi nhuận cho công ty.

Tỷ suất sinh lợi trên vốn CSH (ROE) có xu hướng tăng, từ 17.1% năm 2019 lên 20.4% năm 20120. Điều này cho thấy trong năm 2020 vốn CSH được bỏ ra đem đầu tư mang lại nhiều hiệu quả hơn, góp phần làm các cổ đông yên tâm, tích cực đầu tư hơn. Từ đó việc huy động vốn của Công ty sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Những tỷ số trên đã khái quát chung về tình hình tài chính và hoạt động sử dụng vốn CSH của Công ty. Từ những thành tựu đã đạt được trong năm 2019-2020, Công ty cần nghiên cứu tiếp tục phát huy, hoàn thiện trong những năm tới.

Thông qua việc tìm hiểu đánh giá thực trạng vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cho ta thấy trong những năm gần đây Công ty làm ăn có hiệu quả hơn. Điều này chứng minh Công ty đã có nhiều biến pháp hữu hiệu trong việc sử dụng vốn kinh doanh. Trong bối cảnh tình hình kinh tế thị trường hiện nay, trước sự cạnh tranh gay gắt của các công ty khác cùng ngành, đòi hỏi Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát phải không ngừng đổi mới và phát triển, tận dụng, phát huy tiềm lực, khắc phục khó khăn, thách thức để có thể chiếm lĩnh được thị trường.

57

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (2019), Báo cáo tài chính, Hải Phòng

2. Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (2020) Báo cáo tài chính , Hải Phòng

3. Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (2020), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Hải Phòng

4. Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (2019),

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Hải Phòng

5. Nguyễn Đăng Hạc (2001), Tài chính doanh nghiệp, Nxb Xây dựng - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

6. Cao Văn kế (2015), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế – HVTC

7. PGS. TS. Vũ Duy Hào, ThS. Trần Minh Tuấn (2019), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

8. Đàm Văn Huệ (2006), Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, NXB Đại học kinh tế quốc dân.

9. Nguyễn Văn Dần – Nguyễn Hồng Nhung (2014), Kinh tế học vi mô I, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội

10. Tổng cục Thống kê (2011), Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam 2019, Nxb Thống kê.

11. GS.TS. Nguyễn Văn Công (2017), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

12. PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2013), “Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

13.https://vnr500.com.vn/Thong-tin-doanh-nghiep/CONG-TY-CP-DAU-TU- THUONG-MAI-XNK-VIET-PHAT-Chart--20950-2017.html

63 15.http://s.cafef.vn/hose/VPG-cong-ty-co-phan-dau-tu-thuong-mai-xuat-nhap- khau-viet-phat.chn 16.https://finance.vietstock.vn/VPG-ctcp-dau-tu-thuong-mai-xuat-nhap-khau- viet-phat.htm 17.http://ra.vcsc.com.vn/Sector/Index-324?lang=vi-VN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu việt phát (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)