Cấp đổi GCNQSD đất

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn một số xã thuộc huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 41)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.4.2.Cấp đổi GCNQSD đất

Toàn tỉnh đã thực hiện cấp đổi được 53.961 GCN QSD đất với diện tích 1.725,67 ha, cụ thể:

- Đất sản xuất nông nghiệp: đã cấp 17.582 GCN với diện tích 3.497,36 ha đạt tỷ lệ 80,63 % về số GCN và 83,63 % về diện tích so với chỉ tiêu đề ra trong năm 2019 ( 21.806 GCN với 4.181,76 ha);

- Đất ở nông thôn: đã cấp đổi 31.772 GCN với tổng diện tích là 2.362,84 ha đạt tỷ lệ 139,06 % vượt chỉ tiêu đề ra trong năm 2019 ( 28.444 GCN với 1.699,17 ha);

- Đối với đất ở đô thị: đã cấp được 4.607 GCN với tổng diện tích là 140,16 ha đạt tỷ lệ 88,84 % về diện tích và 108,04 % so với chỉ tiêu đề ra trong năm 2019 (5.186 GCN với 129,73 ha); (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quỳnh Lưu (2012), Báo cáo tổng hợp kết quả đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính đến ngày 31/12/2019).

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: + Công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn 3 xã: Quỳnh Bá, Quỳnh Hưng và An Hoà thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017-2019.

+ Người dân tham gia vào công tác cấp đổi GCN.

- Phạm vi nghiên cứu: - Do điều kiện về thời gian nghiên cứu cũng như nhân lực để tiến hành luân văn nên luận văn chỉ thực hiện Đánh giá được thực trạng công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại một số xã trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Còn về quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với thì không thực hiện đánh giá.

3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành trong thời gian 12 tháng, từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020.

- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành tại 3 xã: Quỳnh Bá,

Quỳnh Hưng và An Hoà, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An và hoàn thiện tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

3.3. Nội dung nghiên cứu

Ni dung 1. Khái quát điu kin t nhiên, kinh tế - xã hi; qun lý và s dng đất ca huyn Qunh Lưu, tnh Ngh An

- Điều kiện tự nhiên huyện Quỳnh Lưu

- Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Quỳnh Lưu - Thực trạng quản lí đất đai huyện Quỳnh Lưu - Hiện trạng sử dụng đất huyện Quỳnh Lưu

Ni dung 2. Đánh giá thc trng công tác đăng ký đất đai, cp giy chng nhn quyn s dng đất, quyn s hu nhà và tài sn khác gn

lin vi đất trước khi đo bn đồ địa chính ti mt s xã trên địa bàn huyn Qunh Lưu

- Số lượng hộ gia đình, cá nhân nhân đang sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu

- Kết quả đăng ký, cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân tại khu vực nghiên cứu trước khi đo bản đồ địa chính

Ni dung 3. Đánh giá thc trng công tác cp đổi cp giy chng nhn quyn s dng đất, quyn s hu nhà và tài sn khác gn lin vi đất ti mt s xã trên địa bàn huyn Qunh Lưu

- Thực trạng tài liệu phục vụ công tác cấp đổi GCNQSDĐ tại khu vực nghiên cứu

- Kết quả tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cấp đổi GCNQSDĐ giai đoạn 2018–2019 tại khu vực nghiên cứu

- Kết quả cấp đổi GCN cho hộ gia đình, cá nhân tại khu vực nghiên cứu - Tình hình biến động đất đai sau khi cấp đổi GCN tại khu vực nghiên cứu

Ni dung 4. Đánh giá ca người dân và cán b chuyên môn v công tác cp đổi GCNQSD đất và tài sn gn lin vi đất ti khu vc nghiên cu

- Ý kiến của các hộ gia đình, cá nhân được cấp đổi GCN - Ý kiến của các cán bộ thực hiện công tác cấp đổi GCN

Ni dung 5. Khó khăn, tn ti trong công tác cp đổi GCN và gii pháp khc phc

- Khó khăn và tồn tại trong công tác cấp đổi GCN tại khu vực nghiên cứu - Đề xuất các giải pháp khắc phục giúp công tác cấp đổi GCN được hiệu quả hơn

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thp s liu

- Phòng Kinh tế, Phòng Thống kê: Thu thập các báo cáo về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Quỳnh Lưu.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường: Thu thập các tài liệu, số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất của huyện Quỳnh Lưu.

- Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất: Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính.

3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ địa chính, cán bộ tư vấn đã tham gia cấp giấy và một số người dân thuộc diện cấp đổi để nắm tình hình và phục vụ công tác làm tư tưởng cho dân trong quá trình cấp đổi, với số lượng như sau:

+ Cán bộ địa chính: 6 người bao gồm cả địa chính nông nghiệp và xây dựng + Cán bộ tư vấn của công ty Hồng Linh: Chủ yếu là cán bộ tham gia công tác cấp đổi GCN từ đo đạc đến nội nghiệp: nên lấy 10 người bao gồm cả cán bộ trực tiếp thực hiện cấp đổi và lãnh đạo công ty.

+ Các cán bộ thôn xóm tổng là: do tổng 3 xã là có 33 đơn vị thôn xóm nên lấy mỗi xóm một người chủ yếu là xóm trưởng: nên lấy 33 người của 3 xã.

- Để phục công tác nghiên cứu của đề tài tôi thực hiện điều tra, khảo sát thông qua phiếu điều tra một số hộ của 3 xã như sau:

+ Xã Quỳnh Bá 60 hộ + Xã An Hoà 80 hộ + Xã Quỳnh Hưng 90 hộ

(Do số lượng các hộ gia đinh của 3 xã là rất lớn nên chỉ khoanh vùng những địa điểm đất đai đặc trưng rồi chọn ra một nhóm hộ VD: đất gần trục đường chính, đất ở tiếp giáp với đất nông nghiệp, đất ở có đất nuôi trồng thuỷ sản nằm trong...)

3.4.2. Phương pháp thng kê phân tích, x lý s liu

- Trên cơ sở những thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành chọn lọc thông tin cần thiết liên quan đến đề tài.

- Phân loại các số liệu, tài liệu theo các lĩnh vực khác nhau.

- Sắp xếp lựa chọn các thông tin phù hợp theo các chuyên đề cụ thể.

3.4.3. Phương pháp so sánh

- Cụ thể là so sánh các số liệu qua các năm trước và sau khi cấp đổi giấy chứng nhận quyên sử dụng đất. Để từ đó rút ra nhận xét, kết quả phục vụ công tác nghiên cứu.

3.4.4. Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình thực hiện luận văn tiến hành trao đổi thông tin với các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong công cấp giấy đổi chứng nhận, thành lập hồ sơ địa chính như: Giám đốc Công ty Tư vấn đo đạc bản đồ; Các chuyên gia trong lĩnh vực đất đai, cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực cấp GCN, cán bộ địa chính cơ sở…., trao đổi về cách nhìn nhận, đánh giá cũng như những gợi ý đề xuất và giải pháp nhằm hoàn thiện luận văn này được tốt hơn.

3.4.5. Phương pháp kế tha b sung

Nghiên cứu trên cơ sở các tài liệu, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, báo cáo tổng kết của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương liên quan đến vấn đề cấp đổi GCN quyền sử dụng đất.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; quản lí và sử dụng đất của huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

4.1.1. Điu kin t nhiên huyn Qunh Lưu

a, Vị trí địa lý

Quỳnh Lưu là một huyện đồng bằng ven biển, cách thành phố Vinh khoảng 60 km và nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Nghệ An. Có tọa độ địa lý từ 19005’ đến 19023’ Vĩ độ Bắc, 105026’ đến 105049’ Kinh độ Đông.

- Phía bắc giáp Thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An - Phía Đông giáp Biển Đông

- Phía Nam và Tây Nam giáp ba huyện Diễn Châu, Tân Kỳ và Yên Thành - Phía Tây giáp thị xã Thái Hòa và huyện Nghĩa Đàn dài 33 km

Quỳnh Lưu có lợi thế về vị trí địa lý nằm trên các trục giao thông trọng điểm hướng Bắc – Nam như Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam (với ga Cầu Giát ) và hướng Đông – Tây như Quốc lộ 48 cùng các tuyến giao thông nội tỉnh quan trọng như đường sắt Cầu Giát - Nghĩa Đàn, Tỉnh lộ 537 A và 537 B, huyện Quỳnh Lưu có vai trò chiến lược trong thế trận an ninh, quốc phòng và ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung.

b, Địa hình, địa mạo

Huyện Quỳnh Lưu có địa hình đa dạng có đồng bằng, bờ biển và đồi núi. Nhìn chung địa hình của huyện là đồng bằng, xen kẽ bởi các đồi thấp.

Quỳnh Lưu được chia làm 4 vùng cơ bản:

- Vùng đồi núi bán sơn địa gồm 8 xã phía Tây và Tây Nam với diện tích lớn, chủ yếu là các dải đồi thấp nối liền, đỉnh bằng, sườn thoải, xen giữa là

các thung lũng. Vùng này đem lại tiềm năng lớn trong việc phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản, phát triển kinh tế trang trại vườn rừng.

- Vùng ven biển (Bãi Ngang) gồm 10 xã có chiều dài 20 km, có hai cửa sông đổ ra biển, là vùng giao lưu kinh tế - xã hội quan trọng của huyện. Nơi đây có bờ biển dài, bãi cát thoải và mịn, nước trong…có thể hình thành được nhiều bãi tắm đẹp tạo điều kiện phát triển ngành du lịch - dịch vụ.

- Vùng Nông Giang gồm 15 xã, thị trấn còn lại, đây là vùng đồng bằng, địa hình tương đối bằng phẳng. Lấy thị trấn Cầu Giát làm trung tâm, là địa bàn quan trọng trong phát triển nông nghiệp của huyện Quỳnh Lưu.

c, Khí hậu, thời tiết

Khí hậu huyện Quỳnh Lưu hàng năm mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nhìn chung khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa.

- Chế độ nhiệt: Chia làm 2 mùa rõ rệt và biên độ chênh lệch giữa hai mùa khá cao, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, tháng nóng nhất là tháng 7 (trên 380C). Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tháng lạnh nhất là tháng 1 (dưới 170C).

- Chế độ mưa: Chế độ nhiệt của huyện kéo theo chế độ mưa cũng chia làm hai mùa là mùa khô và mùa mưa với lượng mưa bình quân 1.459 mm/năm (920 mm/năm -2.047 mm/năm).

- Chế độ gió: Quỳnh Lưu nằm ở khu vực nhiệt đới nhưng lại ở miền biển nên thường nhận được ba luồng gió: Gió mùa Đông Bắc, Gió Tây Nam, Gió Đông Nam.

- Độ ẩm không khí: Trung bình hàng năm là 86%, tháng cao nhất là tháng 4 (90%), tháng thấp nhất là tháng 7 (80%). Cường độ bốc hơi từ 1.200 - 1.300 mm/năm.

d, Thủy văn

Quỳnh Lưu có các hệ thống sông lớn: sông Thái và hệ thống kênh Bắc Đô Lương. Tuy nhiên các hệ thống sông này tỷ lệ nhiễm mặn cao

Ngoài ra Quỳnh Lưu còn có hệ thống kênh Nhà Lê nối các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu với mục tiêu dẫn nước ngọt, ngăn nước mặn và phục vụ giao thông, thủy lợi trên địa bàn huyện và một số huyện ven biển khác.

Chế độ thủy triều là nhật triều không đều. Mùa đông triều thường lên nhanh về ban đêm, mùa hè lên nhanh về ban ngày.

4.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi huyn Qunh Lưu

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng tưởng kinh tế tăng khá, năm sau cao hơn năm trước, bình quân dự ước đạt 8,20%/năm trong đó đóng góp của ngành Nông Lâm Thuỷ sản chiếm 27,86%, của ngành CNXD là 41,82%, của ngành Dịch vụ là 30,82%.

4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch đúng hướng; Giảm tỷ trọng ngành Nông Lâm thuỷ sản, tăng tỷ trọng ngành CN-XD và ngành Dịch vụ. Cụ thể năm 2010 cơ cấu kinh tế: NLTS 54,43%, CN-XD 21,80%, Dịch vụ 23,77%. Mức độ biến động cơ cấu kinh tế qua các năm phù hợp với mục tiêu đề ra, cơ cấu ngành Nông nghiệp có xu hướng giảm dần, ngành CN-XD và Dịch vụ tăng khá.

4.1.2.3. Về văn hóa xã hội

* Dân số: Tính đến năm 2015, toàn huyện có 259.962 người. Tỷ lệ phát triển dân số bình quân hàng năm là 0,96%, mật độ dân số trung bình của huyện là 596 người.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Trong những năm qua được sự đầu tư giúp đỡ của tỉnh, huyện Quỳnh Lưu đã tiến hành xây dựng, trải nhựa và bê tông hoá được phần lớn các tuyến đường giao thông chính. Đảm bảo giao thông đi lại thông suốt phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và thuận tiện cho khách thăm quan du

lịch, tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển kinh tế..

- Thuỷ lợi: Hệ thống thủy lợi trên địa bàn cũng được đầu tư nâng cấp, sửa chữa phục vụ tốt cho việc cấp nước cũng như tiêu thoát nước cho hệ thống nông nghiệp, các tuyến mương cấp nước chính đã được bê tông hóa, trên địa bàn huyện diện tích đất thủy lợi là 918,34 ha, chiếm 0,83% diện tích tự nhiên.

* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Lưu:

Về lợi thế

- Xét tổng thể về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện là thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thích hợp với việc hình thành và phát triển các vùng chuyên canh như cà phê, cao su, mía, cây ăn quả, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Trình độ dân trí của huyện đã có nhiều tiến bộ nên công tác bảo vệ đất, bảo vệ môi trường và bảo vệ rừng ngày càng được quan tâm.

- Huyện có nguồn nhân lực dồi dào, chủ yếu là lao động nông nghiệp, có thể huy động vào sản xuất lâm nghiệp và các ngành nghề khác.

Về hạn chế và thách thức

- Quỳnh Lưu là một huyện có địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh, hàng năm thường bị bão lũ làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân, đất đai bị xói mòn, sạt lở gây biến động về hình thể, loại sử dụng đất làm cho công tác quản lý, sử dụng đất đai gặp nhiều khó khăn.

- Do địa hình phức tạp nên giao thông đi lại khó khăn, hệ thống đường xuống cấp mạnh qua mỗi mùa mưa lũ đã ảnh hưởng rất lớn đến việc giao lưu và tiêu thụ sản phẩm, làm hạn chế rất nhiều đến tình hình sản xuất hàng hóa.

- Lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng chất lượng lao động chưa cao, phân bố không đều, có nơi có nhiều việc làm lại thiếu nhân lực và ngược lại.

- Tiềm năng đất đai, vốn, lao động chưa được sử dụng triệt để. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên chưa yên tâm sản xuất, còn thiếu tư liệu sản xuất, trang bị kĩ thuật.

4.1.3. Đánh giá thc trng qun lý Nhà nước vđất đai ca huyn Qunh Lưu

4.1.3.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó

Sau khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh nên UBND huyện đã thực hiện và ban hành nhiều văn bản để thực hiện

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn một số xã thuộc huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 41)