CÁC KIỂU HOÁN DỤ

Một phần của tài liệu Ngu van 6 tap 2 (Trang 78 - 81)

1. Em hiểu các từ ngữ in đậm dưới đây như thế nào?

a) Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(in đậm: bàn tay ta)

(Hoàng Trung Thông)

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

(in đậm: một, ba)

(Ca dao)

c) Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về Tình cờ chú cháu Gặp nhau Hàng Bè.

(in đậm: đổ máu)

(Tố Hữu)

2. Giữa bàn tay với sự vật mà nó biểu thị trong ví dụ a, một và ba với số lượng mà nó biểu thị trong ví dụ b, đổ máu với hiện tượng mà nó biểu thị trong ví dụ c có quan hệ như thế nào?

3. Từ những ví dụ đã phân tích ở phần I và phần II, hãy liệt kê một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ.

Ghi nhớ

Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là: - Lấy một bộ phận để gọi toàn thể;

- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng; - Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật;

- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

84

III – LUYỆN TẬP

1. Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì.

a) Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.

(Hồ Chí Minh)

b) Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.

c) Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

(Tố Hữu)

d) Vì sao? Trái Đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh

(Tố Hữu)

2. Hoán dụ có gì giống và có gì khác ẩn dụ? Cho ví dụ minh họa. 3. Chính tả (nhớ - viết): Đêm nay Bác không ngủ (từ Lần thứ ba thức dậy đến Anh thức luôn cùng Bác).

TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮI – CHUẨN BỊ Ở NHÀ I – CHUẨN BỊ Ở NHÀ

Trước khi làm bài tập, chú ý xem kĩ phần Đọc thêm về thơ bốn chữ, sau bài Lượm (Bài 24, tr.77).

1. Ngoài bài thơ Lượm, em còn biết thêm bài thơ, đoạn thơ bốn chữ nào khác? Hãy nêu lên và chỉ ra những chữ cùng vần với nhau trong bài thơ đó.

2. Vần chân là vần được gieo vào cuối dòng thơ, vần lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ. Hãy chỉ ra đâu là vần chân và đâu là vần lưng trong đoạn thơ sau:

85

Mây lưng chừng hàng Về ngang lưng núi Ngàn cây nghiêm trang Mơ màng theo bụi.

(Xuân Diệu)

3. Vần liền là vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ; vần cách là vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ. Trong hai đoạn thơ sau, đoạn nào gieo vần liền và đoạn nào gieo vần cách:

Cháu đi đường cháu Chú lên đường xa

Đến nay tháng sáu Chợt nghe tin nhà (Tố Hữu) Nghé hành nghé hẹ Nghé chẳng theo mẹ Thì nghé theo đàn Nghé chớ đi càn Kẻ gian nó bắt. (Đồng dao)

4. Đoạn thơ sau đây trích trong bài Chị em của Lưu Trọng Lư, một bạn chép sai hai chữ có vần, em hãy chỉ ra hai chữ đó và thay vào bằng hai chữ sông, cạnh sao cho phù hợp.

Em bước vào đây Gió hôm nay lạnh Chị đốt than lên Để em ngồi sưởi Nay chị lấy chồng Ở mãi Giang Đông Dưới làn mây trắng Cách mấy con đò.

86

5. Tập làm một bài thơ (hoặc đoạn thơ) bốn chữ có nội dung kể chuyện hoặc miêu tả về một sự việc hay một con người theo vần tự chọn.

Một phần của tài liệu Ngu van 6 tap 2 (Trang 78 - 81)