Thực trạng VSRM của đối tượng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỆ SINH RĂNG MIỆNG CỦA SINH VIÊN TỪ NĂM 1 đến NĂM 4 NGÀNH RĂNG HÀM MẶT TRƯỜNG đại HỌC y DƯỢC HUẾ THÁNG 5 2021 (Trang 31 - 34)

Về tần suất chải răng: Có 94,7% SV chải răng ít nhất 2 lần/ngày , cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Trịnh Thị Tố Quyên trên sinh viên năm thứ nhất trường đại học Sài Gòn năm 2015 (87,8%) và nghiên cứu của tác giả F.Maatouk và cộng sự trên 155 sinh viên nha khoa ở Tuy-ni-di năm 2006 (86%). Điều này có thể do sự khác biệt về thời gian nghiên cứu và đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu.

Về thời gian chải răng: 60,1% sinh viên chải răng từ 1-3 phút, kết quả này tương đương với kết quả ở nghiên cứu của tác giả Sajida Naseem và cộng sự (2017) trên 444 sinh viên Y khoa (134,99 ± 69,01 giây) và kết quả ở nghiên cứu của tác giả Trịnh Thị Tố Quyên(2015) trên sinh viên năm 1 trường đại học Sài Gòn (61,39%)

Về thời điểm chải răng: tỉ lệ SV chải răng sau mỗi bữa ăn là 11,3% cho thấy thói quen đánh sau sau mỗi bữa ăn chưa cao, có thể giải thích do buổi sáng phần lớn SV không kịp ăn sáng trước khi đến lớp hoặc do thói quen từ nhỏ.

Về phương pháp chải răng: 56,5% sinh viên chải răng kết hợp nhiều kiểu, thấp hơn nghiên cứu của tác giả Trần Đắc Phu (2010)trên sinh viên trường Cao đẳng Y tế tỉnh Hà Nam (83,6%) và kết quả nghiên cứu của tác giả Vineeta Gupta (2019) trên 313 sinh viên Y khoa (75,7%). Điều này có thể giải thích: dù được cung cấp nhiều kiến thức hơn về các phương pháp chải răng đúng nhưng tỷ lệ thay đổi hành vi chải răng vẫn chưa cao.

IV. BÀN LUẬN

1. Thực trạng VSRM của đối tượng

Tỷ lệ sinh viên sử dụng bàn chải điện rất thấp, chỉ chiếm 4%. Việc giá thành khá đắt đã khiến bàn chải điện không được sử dụng phổ biến trong sinh viên mặc dù có nhiều tính năng ưu việt theo như nghiên cứu của tác giả Warren PR và cộng sự (2010) trên 16903 người.

Về thời điểm thay bàn chải: 35,5% thay bàn chải 2-3 tháng/lần , thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Vineeta Gupta (2019) trên 313 sinh viên Y khoa (62,9%). Điều này có thể do kiến thức sai lệch của sinh viên : bảng 3.10 cho thấy chỉ có 57,8% sinh viên trả lời đúng về thời điểm thay bàn chải.

Về sử dụng kem đánh răng : có 98,7% sinh viên sử dụng, phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Vineeta Gupta (2019) trên 313 sinh viên Y khoa (98,7%) và nghiên cứu của tác giả Trịnh Thị Tố Quyên (2015) trên sinh viên năm 1 trường đại học Sài Gòn (99,55%)

Về chải lưỡi: 29,2% sinh viên không chải lưỡi , cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Vineeta Gupta (2019) trên 313 sinh viên Y khoa (12,8%). Sự chênh lệch này có thể do kiến thức sai lệch từ nhỏ.

IV. BÀN LUẬN

1. Thực trạng VSRM của đối tượng

Về sử dụng tăm xỉa răng: 39,5% SV sử dụng tăm để xỉa răng , thấp hơn kết quả nghiên cứu của Trịnh Thị Tố Quyên (2015) trên sinh viên năm 1 trường đại học Sài Gòn (49,74%). Điều này có thể giải thích : có tới 97,3% sinh viên biết tác hại của dùng tăm xỉa răng( bảng 3.10) nhưng không thay đổi thói quen trước đó.

Về sử dụng chỉ nha khoa: tỉ lệ SV sử dụng chỉ nha khoa là 32,2%, cao hơn nghiên cứu của tác giả Rajpar SP ( 2016) trên SV nha khoa ở Pakistan (18,57%) và cao hơn kết quả nghiên cứu của Trịnh Thị Tố Quyên (2015) trên sinh viên năm 1 trường đại học Sài Gòn (12,96%). Điều này có thể do sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu về thời gian và mức sống.

Về việc súc miệng: có 29,6% sinh viên không sử dụng nước súc miệng ,phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trịnh Thị Tố Quyên (2015) trên sinh viên năm 1 trường đại học Sài Gòn (31,53%).

Đánh giá về mức đô thực hành VSRM cho thấy: tỉ lệ SV đạt mức độ tốt- trung bình, kém là: 68,5%, 31,6%. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Đợi (2014) tốt -trung bình là 25,7%, kém là 74,3%. Với mức độ thực hành như trên cho thấy kết quả của chương trình Nha học đường đã tạo một nền tảng kiến thức và thói quen tốt, kết hợp với kiến thức chuyên ngành được học đã nâng cao thái độ và kĩ năng thực hành VSRM cho SV.

IV. BÀN LUẬN

2. Các yếu tố liên quan đến mức độ VSRM

Về giới tính, từ bảng III.7 với giá trị p=0,017<0,05 cho thấy có sự liên quan giữa giới tính với mức độ VSRM. Tỷ lệ mức độ VSRM trung bình của sinh viên nam và nữ là xấp xỉ nhau. Trong khi đó, tỷ lệ sinh viên nữ VSRM tốt cao mức độ VSRM trung bình của sinh viên nam và nữ là xấp xỉ nhau. Trong khi đó, tỷ lệ sinh viên nữ VSRM tốt cao gấp 2,3 lần sinh viên nam VSRM tốt. Và tỷ lệ sinh viên nam VSRM kém cao gấp 1,6 lần sinh viên nữ VSRM kém. Từ đó ta có thể thấy sinh viên nữ VSRM tốt hơn sinh viên nam.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỆ SINH RĂNG MIỆNG CỦA SINH VIÊN TỪ NĂM 1 đến NĂM 4 NGÀNH RĂNG HÀM MẶT TRƯỜNG đại HỌC y DƯỢC HUẾ THÁNG 5 2021 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)