BÀI HỌC KINH NGHIỆM.

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3 – 4 tuổi trong trường mầm non (Trang 36 - 37)

Qua một thời gian thực hiện đề tài này, tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Để giáo dục phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ mẫu giáo bé đạt kết quả cao, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:

Quá trình phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có tấm lòng tâm huyết, kiên trì và nhẫn nại, có như vậy trẻ mới tự tin hợp tác cùng cô. Đồng thời cần có môi trường để cho trẻ nói, có thể phát âm một cách tự nhiên, tích cực, hiệu quả.

Giáo viên cần hiểu rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ.

Bản thân giáo viên không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tự trau dồi vốn từ, rèn luyện ngôn ngữ để phát âm chuẩn tiếng Việt, tránh các lỗi thông thường như sử dụng từ tối nghĩa, câu dài lan man, thiếu thành phần câu...

- Thiết kế các trò chơi đa dạng, phong phú để kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ và phát âm chính xác ngôn ngữ.

Để phát triển ngôn ngữ của trẻ một cách toàn diện thì giáo viên cần phải thực hiện 3 nhiệm vụ:

+ Làm giàu vốn từ của trẻ qua việc hướng dẫn trẻ quan sát, đàmthoại, hướng dẫn trẻ vui chơi, kể chuyện và đọc chuyện cho trẻ nghe.

+ Củng cố vốn từ cho trẻ + Tích cực hóa vốn từ của trẻ.

Giáo viên cần phát huy, sáng tạo các nội dung bài học để phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Việc tuyên truyền phối hợp với phụ huynh có vai trò hết sức quan trọng. Một mặt giúp nâng cao nhận thức của phụ huynh về vấn đề chậm nói và nói ngọng ở trẻ. Mặt khác, tạo được sự đồng thuận giữa phụ huynh và cô giáo trong quá trình phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ , giúp quá trình đó được diễn ra liên tục, hiệu quả.

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3 – 4 tuổi trong trường mầm non (Trang 36 - 37)