Phần kết luận.

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ 4 5 tuổi tại trường mầm non (Trang 36 - 39)

3.1. Ý nghĩa của đề tài.

Sự phát triển tư duy là điều đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tác động của giáo viên giúp hỗ trợ phát triển tư duy của trẻ trong những năm đầu tiên của cuộc đời có ý nghĩa nhiều hơn bất cứ điều gì khác. Giai đoạn trẻ 4 – 5 tuổi là giai đoạn trẻ vẫn trong quá trình phát triển tư duy logic. Vì vậy, chúng ta cần hiểu rõ sự phát triển tư duy của trẻ và áp dụng những trò chơi để phát triển tư duy cho trẻ cho phù hợp.

Tóm lại, chúng ta là những người làm giáo dục, có trách nhiệm phải tạo cho trẻ sự hứng thú về trí tuệ để trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện tổ chức trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ 4 - 5 tuổi, bản thân tôi đã đúc rút và đưa ra các giải pháp đã làm được sau để giải quyết những vấn đề khó khăn từ thực tế công tác tôi:

Giải pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức chơi cho trẻ 4 - 5 tuổi cụ thể, rõ ràng. Giải pháp 2: Xây dựng môi trường, lựa chọn các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trò chơi phù hợp với độ tuổi cho trẻ.

Giải pháp 3: Lựa chọn nội dung trò chơi phát triển tư duy phù hợp cho trẻ 4 – 5 tuổi.

Giải pháp 4: Tăng cường tổ chức cho trẻ được chơi với các loại trò chơi để phát triển tư duy dưới nhiều hình thức chơi khác nhau.

Giải pháp 5: Sưu tầm, tự thiết kế một số trò chơi nhằm phát triển tư duy cho

trẻ 4 – 5 tuổi.

Giải pháp 6: Tổ chức tốt trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ . Giải pháp 7:Phối hợp với cha mẹ, cộng đồng tham gia.

Khi hiểu tầm quan trọng của thời gian dành cho việc chơi, học và những gì nó đem lại cho sự phát triển tư duy nhận thức của trẻ, chúng ta sẽ dành cho trẻ thời gian hợp lý và sự tương tác trong quá trình chơi. Trong khi chơi, trẻ có thể học được rất nhiều thứ, từ cách ứng xử, nói năng với bạn chơi đến cách biểu đạt hành vi...thông qua các vai chơi trong các mối quan hệ xã hội, cách sử dụng các đồ vật, đồ chơi một cách đúng đắn... Chính vì vậy, nhiều nhà giáo dục đã gọi trò chơi là phương tiện quan trọng và có hiệu quả nhất trong việc giáo dục trẻ phát triển toàn diện và chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông.

3. 2. Kiến nghị, đề xuất

- Tổ chức thi đua làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các trò chơi phát triển tư duy cho trẻ có hiệu quả.

- Cung cấp tài liệu, bổ sung sửa chữa một số đồ dùng đồ chơi tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên khi tổ chức cho trẻ hoạt động.

- Tăng cường bồi dưỡng, trao đổi chuyên môn về việc tổ chức các trò chơi phát triển tư duy cho giáo viên.

* Đối với Phòng Giáo dục:

- Cần tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tổ chức trò chơi vào chương trình giáo dục mẫu giáo 4 - 5 tuổi nói riêng và cho các lứa tuổi khác nói chung cho các đơn vị trường học Mầm non và cho giáo viên Mầm non.

* Trên đây là một số kinh nghiệm thiết kế trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo mà tôi đã thực hiện, bên cạnh rất nhiều trò chơi và đồ dùng nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của BGH và chị em đồng nghiệp để kinh nghiệm ngày càng phong phú hơn.

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ 4 5 tuổi tại trường mầm non (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w