II. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
2. Điền vào chỗ trống câu sau đây cho đúng: “ Vào thế kỷ XV, con đường giao lưu
buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải lại do người ….độc chiếm”.
Câu 3 (2 điểm): Sắp xếp các thông tin trong bảng dưới đây cho phù hợp:
Nhân vật lịch sử Nước Vai trò
Tần Thuỷ Hoàng Trung Quốc Hoạ sĩ thiên tài của thời kỳ văn hoá Phục hưng
Lê-ô-na de Vanh- xi
Ấn Độ Khởi xướng cuộc cải cách tôn giáo- một trong những cuộc đấu tranh công khai của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến.
Giay-a-vác-man VII
Đức Tìm ra vùng đất mới (Châu Mỹ)
Campuchia
Cô-lôm-bô Campuchia Khởi xướng Nho học-tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.
A-cơ-ba Ấn Độ Thống nhất Trung Quốc năm 221
TCN.
Lu-thơ Trung Quốc Vương triều thống nhất miền Bắc Ấn Độ, phát triển và mở rộng văn hoá truyền thống.
Khổng Tử I-ta-li-a Thực hiện những cải cách tiến bộ làm cho Ấn Độ ồn định, kinh tế phát triển.
II.Tự luận:
Câu 1 (3 điểm): Vì sao nói thế kỷ X-XVIII là giai đoạn phát triển thịnh đạt của
các quốc gia phong kiến Đông Nam Á?
Câu 2 (4 điểm): Hoàn thành bảng so sánh đặc điểm chung về thời gian hình thành,
phát triển, cơ sở kinh tế, cơ cấu xã hội và thể chế chính trị của xã hội phong kiến Châu Á, Châu Âu.
Đặc điểm XÃ HỘI PHONG
KIẾN CHÂU Á
XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU
Thời gian hình thành, phát triển
Cơ sở kinh tế Cơ cấu xã hội
Thể chế chính trị
Đáp án và biểu điểm:
Câu Đáp án Biểu điểm
Câu 1 0,5
1 B 0,25
2 C 0,25
Câu 2 0,5
1 Ấn Độ, nền văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc. 0,25
2 Ả Rập 0,25
Câu 2 (2 điểm): Mỗi thông tin về nhân vật sắp xếp đúng với tên nước và vai trò được 0,25 điểm.
Nhân vật lịch sử Nước Vai trò
Tần Thuỷ Hoàng Trung Quốc Thống nhất Trung Quốc năm 221 TCN.
Lê-ô-na de Vanh-xi I-ta-li-a Hoạ sĩ thiên tài của thời kỳ văn hoá Phục hưng
Giay-a-vác-man VII Campuchia Mở rộng lãnh thổ vương quốc Campuchia
Gúp ta Ấn Độ Vương triều thống nhất miền Bắc Ấn Độ, phát triển và mở rộng văn
hoá truyền thống
Cô-lôm-bô Bồ Đào Nha Tìm ra vùng đất mới (Châu Mỹ). A-cơ-ba Ấn Độ Thực hiện những cải cách tiến bộ
làm cho Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển.
Lu-thơ Đức Khởi xướng cuộc cải cách tôn
giáo-một trong những cuộc đấu tranh công khai của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến. Khổng Tử Trung Quốc Khởi xướng Nho học-tư tưởng
của chế độ phong kiến Trung Quốc.
Tự luận
Câu Đáp án Biểu điểm
Câu 1 3.0
Thế kỷ X-XVIII là giai đoạn phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:
-Là thời kỳ hình thành các quốc gia dân tộc, cơ sở để xác lập và phát triển cực thịnh của chế độ phong kiến ở Đông Nam Á.
-Kinh tế phát triển mạnh (nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp).
-Nền văn hoá của mỗi dân tộc được hình thành và 1
phát triển trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài để tạo nên nền văn hoá riêng mang đậm bản sắc dân tộc
1
Câu 2 (4 điểm): Hoàn thành bảng so sánh đặc điểm chung về thời gian hình thành, phát triển, cơ sở kinh tế, cơ cấu xã hội và thể chế chính trị của xã hội phong kiến Châu Á, Châu Âu (thông tin đúng của mỗi ô trong bảng được 0,5 điểm).
Đặc điểm XÃ HỘI PHONG KIẾN
CHÂU Á
XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU Thời gian hình thành, phát triển Hình thành sớm (khoảng những thế kỷ trước công nguyên), phát triển chậm chạp, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.
Hình thành muộn hơn phương Đông chừng 5 thế kỷ và kết thúc sớm hơn.
Cơ sở kinh tế Nông nghiệp đóng kín (trong công xã nông thôn).
Phương thức bóc lột: Bóc lột địa tô.
Nông nghiệp đóng kín (trong lãnh địa phong kiến).
Phương thức bóc lột: Bóc lột địa tô.
Cơ cấu xã hội Có 2 giai cấp chính: Địa chủ
Nông dân lĩnh canh
Có 2 giai cấp chính: Lãnh chúa Nông nô Thể chế chính trị Chế độ quân chủ chuyên chế (tập quyền). Chế độ quân chủ chuyên chế (phân quyền).
KẾT LUẬN
Kiểm tra đánh giá người học là một khâu quan trọng trong chương trình giáo dục đào tạo. Chỉ có thông qua các hình thức kiểm tra đánh giá, người dạy mới có thể biết được người học có đủ năng lực và trình độ để theo được chương trình đào tạo hay không? Đồng thời, chỉ có thông qua việc kiểm tra đánh giá thì người dạy mới có thể biết được kết quả quá trình giảng dạy của mình đã tác động như thế nào và xem xét kết quả mà người học đã đạt được so với mục tiêu chương trình ra sao? Đó cũng là cơ sở để đánh giá quá trình dạy học người dạy có phù hợp với người học và có giúp người học đạt được mục tiêu của chương trình đã đề ra hay không?
Việc xây dựng quy trình tổ chức một kì kiểm tra đánh giá là công việc mà người dạy cần phải làm trong chương trình đào tạo. Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều trường phổ thông, các kỳ thi do nhà trường phổ thông tổ chức vẫn được tiến hành một cách “tuỳ tiện”. Việc xây dựng mục đích, xác định các nội dung và kỹ năng cần đánh giá, và đặc biệt là thiết kế bảng trọng số hầu như đã bị bỏ qua. Chính vì thế mà đề thi không bao quát được hết các kiến thức và kỹ năng cần đánh giá, phân bổ đề thi theo nội dung và các kỹ năng không hợp lý. Để phát huy được các chức
năng của việc đánh giá kết quả học tập cần phải tuân thủ các nguyên tắc của việc ra một đề thi:
-Xác định rõ mục đích, mục tiêu đánh giá.
-Quy trình và công cụ đánh giá do mục đích, mục tiêu đánh giá qui định. -Có nhiều công cụ, biện pháp đánh giá được sử dụng đồng thời mới có thể có được kết quả đánh giá có giá trị.
-Nắm vững ưu nhược điểm của từng công cụ đánh giá để sử dụng đúng. -Đánh giá chỉ là phương tiện để đi đến mục đích chứ không phải là mục đích.
-Kết quả của đánh giá phải phục vụ những mục đích sau:
+ Cải tiến, hoàn thiện nội dung dạy - học, phương pháp dạy - học. + Quyết định liên quan đến cá nhân người học.
+ Quyết định liên quan đến giáo viên, chương trình đào tạo, quản lý hệ thống đào tạo.
Tuân theo những nguyên tắc này trong khi tiến hành xây dựng qui trình tổ chức kỳ kiểm tra đánh giá lớp 10, học kì I (ban cơ bản), chúng tôi hi vọng sẽ giúp cho cả ngừơi dạy và người học đều đạt được mục đích của mình.