Thư viện đạt tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông theo quy định của

Một phần của tài liệu bao cao tu danh gia (Trang 46 - 48)

- Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 0/

a) Thư viện đạt tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông theo quy định của

Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

c) Bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo hằng năm.

1. Mô tả hiện trạng:

Thư viện trường đạt tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông năm 2010 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo [H3.3.05.01], phòng thư viện có diện tích 108 m2. Các tài liệu trong thư viện có đủ nhu cầu sử dụng cho giáo viên, nhân viên và học sinh. Có danh mục tài liệu trong thư viện, nội quy thư viện [H3.3.05.02]. Có bảng tổng hợp hàng tháng về số lượt cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh mượn trả tài liệu [H3.3.05.03].

Hoạt động của thư viện nhà trường đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Hàng tuần thư viện mở cửa từ thứ hai đến thứ sáu. Thư viện có lịch đọc cho từng khối lớp theo các buổi khác nhau. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên mượn tài liệu, đọc các tài liệu trong thư viện. 95% học sinh thường xuyên đến với thư viện nhà trường [H3.3.05.04]. Nhân viên thư viện phối hợp với tổ chức Đoàn, Đội và giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giới thiệu sách. Hệ thống sổ sách thư viện nhà trường đầy đủ, được sắp xếp theo quy định, dễ tra cứu [H3.3.05.03].

Hằng năm, thư viện nhà trường đều được bổ sung sách báo và tài liệu tham khảo. Thư viện nhà trường thường xuyên phát động phong trào ‘‘Góp một cuốn sách nhỏ, đọc ngàn cuốn sách hay” để xây dựng tủ sách dùng chung. Đồng thời, thư viện cũng có kế hoạch khai thác triệt để các nguồn kinh phí xã hội hóa của các tổ chức, đoàn thể để xây dựng thư viện đạt chuẩn và phấn đấu duy trì và nâng cao chất lượng thư viện tiên tiến cấp thành phố [H3.3.05.05].

Thư viện nhà trường đạt thư viện tiên tiến cấp thành phố năm 2013. Hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; Hàng năm thư viện đều được bổ sung thêm sách báo.

3. Điểm yếu:

Trong 5 năm qua, số lượng kinh phí của nhà trường dành cho công tác mua bổ sung thêm tài liệu, sách báo còn hạn chế.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Nhà trường tiếp tục tuyên truyền, khuyến khích học sinh đến thư viện để nâng cao nhận thức và mở rộng tầm hiểu biết. Năm học tới, nhà trường tiếp tục rà soát và bổ sung các loại đầu sách có chất lượng, phong phú về chủng loại vào đầu mỗi năm học để thu hút và đáp ứng hơn nữa nhu cầu của giáo viên và học sinh. Tiếp tục bổ sung tài liệu vào thư viện điện tử. Đẩy mạnh xã hội hóa kinh phí huy động để có thêm nhiều đầu sách cho thư viện.

5. Đánh giá tiêu chí: Đạt.

Tiêu chí 6: Thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học.

a) Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Việc sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng dạy học của giáo viên đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c) Kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học hằng năm.

1. Mô tả hiện trạng:

Nhà trường có đủ thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ dạy và học, có tủ đựng đồ dùng dạy học, phòng thiết bị giáo dục, trang thiết bị trong phòng đầy đủ. Có sổ thống kê thiết bị dạy học [H3.3.06.01].

Giáo viên sử dụng đồ dùng, thiết bị giáo dục thường xuyên trong các giờ lên lớp đạt hiệu quả [H3.3.06.02]. Mỗi lớp học có 1 tủ đựng thiết bị để ở cuối lớp. Các bộ đồ dùng dạy học được bàn giao cho giáo viên và được quản lý tại tủ đồ dùng của lớp để hàng ngày giáo viên sử dụng thiết bị tiện lợi. Có các văn bản quy định về việc giáo viên sử dụng thiết bị giáo dục trong các giờ lên lớp [H3.3.06.03]. Hàng năm, nhà trường phát động giáo viên tự làm từ 01 đồ dùng trở lên, mỗi khối làm 01 đến 02 đồ dùng có chất lượng trở lên [H3.3.06.04].

Công tác sửa chữa, nâng cấp các trang thiết bị được duy trì thường xuyên; Các thiết bị được sắp xếp khoa học ngăn nắp. Hằng năm, vào cuối năm học nhà trường tiến hành kiểm kê, rà soát đánh giá các biện pháp quản lý, sử dụng thiết bị dạy học và có kế hoạch đầu năm sau sửa chữa, nâng cấp, mua bổ sung [H3.3.06.05].

2. Điểm mạnh:

Nhà trường có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định; giáo viên tự giác, tích cực sử dụng đồ dùng dạy học và tự làm thêm các đồ dùng phục vụ hoạt động dạy học; hằng năm, nhà trường đều tổ chức kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng thiết bị dạy học.

3. Điểm yếu:

Kinh phí đầu tư cho thiết bị giáo dục còn hạn chế. Chất lượng các đồ dùng không cao.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Trong các năm học tiếp theo, nhà trường tham mưu các cấp quản lý bổ sung thay thế các đồ dùng, thiết bị đã cũ, thiếu độ chuẩn xác.

Một phần của tài liệu bao cao tu danh gia (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w