Một số trường hợp đo cần lưu ý

Một phần của tài liệu Ứng dụng cảm biến khoảng cách laser trong đo lường (Trang 76 - 79)

độ hợp lý nếu không sẽ làm sai lệch kết quả đo. Khi đo có một số trường hợp đo cần lưuý như sau :

1. Khi đo chi tiết hình tr

Trước khi đo cần xác định được vị trí đỉnh của hìn h trụ (kích thước đường kính). Điều khó khăn là phương pháp đo điểm nên rất khó biết vị trí chính xác đỉnh của khối trụ, muốn vậy ta cần có động tác dịch chuyển ngang chi tiết đo để lấy giá trị đo lớn nhất. Quá trình dịch chuyển cần nhẹ nhàng, đảm bảo luôn tiếp xúc chi tiết đo với mặt bàn đo. Vị trí của đầu đo cần bố trí như Hình 4-1a để các tia sáng tán xạ về bộ thu lớn nhất. Nếu bố trí như Hình 4-1b thì phần lớn tia sáng tán xạ ra ngoài bộ thu, mức tín hiệu đo giảm đi đáng kể, khi đó đèn báo khôngổn định sáng và tín hiệu ra có thể bị sai lệch.

Hình 4-1. Đo chi tiết dạng trụ a). Vị trí đặt đúng; b).Vị trí đặt sai.

2. Khi đo chi tiết có bậc

Chi tiết có bậc thường gặp lỗi đo khi đo gần vị trí bậc, vì nếu đặt cảm biến không hợp lý thì phần bậc sẽ cản một trong hai tia sáng tới hoặc tia sáng thu. Bố trí

ranh giới giữa bậc, vì khiđó tia sáng đến bộ thu ở hai vị trí khác nhau và có cường độ tương đương nhau, bộ xử lý sẽ không đưa ra kết quả đúng.

Hình 4-2. Đo chi tiết có bậc. a.Đặt đúng; b. Đặt sai.

3. Lựa chọn vật liệu đo

Như đã phân tích ở chương 2 khi tìm hiểu về hoạt động cảm biến laser thì ta thấy cảm biến có hai loại: phản xạ và khuyếch tán. Loại phản xạ chỉ dùng đo các vật có độ bóng cao, phản xạ tốt như mặt gương, mặt chi tiết mạ... khi đó tia sáng phản xạ đối xứng với tia tới qua mặt pháp tuyến đặt tại điểm đo. Loại khuyếch tán dùng để đo vật có độ bóng không cao như chi tiết kim loại gia công thông thường, gỗ, giấy... lúc này tia sáng chiếu lên sẽ tán xạ đi các hướng khác nhau và chỉ một số ít đến được bộ thu. Cảm biến CD1-30N mà ta sử dụng là loại khuyếch tán.

Một phần của tài liệu Ứng dụng cảm biến khoảng cách laser trong đo lường (Trang 76 - 79)