XII. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
Điều trị nội trú ban đầu theo kinh nghiệm
• Cần điều trị kháng sinh sớm trong 4 giờ đầu nhập viện dựa theo kinh nghiệm, khi có kết quả nuôi cấy và kháng sinh đồ cần điều chỉnh theo kháng sinh đồ và đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân. Tránh dùng kháng sinh phổ rộng nếu không cần thiết.
• Lấy bệnh phẩm (nhuộm Gram và cấy đờm, cấy máu) trƣớc khi điều trị kháng sinh ở bệnh nhân nhập viện.
•Bệnh nhân nhập viện nên bắt đầu với kháng sinh đường truyền tĩnh mạch, đủ liều. Sau vài ngày có thể chuyển sang uống nếu có đáp ứng lâm sàng.
• Đánh giá điều trị sau 48-72h, nếu tình trạng lâm sàng không cải thiện hoặc xấu hơn cần thay đổi phác đồ. Nguyên tắc điều trị kháng sinh
• Hướng tới những tác nhân thường gặp ngoài cộng đồng như phế cầu, Hi, M. catarrhalis, legionella spp, mycoplasma pneumonia, chlamydia pneumonia.
• Dùng kháng sinh bằng đường tĩnh mạch: Moxifloxacin 0,4g hoặc levofloxacin 0,75g mỗi 24h x 1-2 tuần ( phối hợp Ceftriaxon 1g mỗi 24h trường hợp bệnh nặng ) có thể phối hợp thêm Azithromycin hoặc Doxycycline.
• Chuyển đổi sang đường uống :
+ Levofloxacin 750 mg hoặc Moxifloxacin 400mg uống mỗi 24h + Azithromycin XL 1g mỗi 24h
• Điều trị triệu chứng : chống đau ngực bằng paracetamol, thuốc giảm đau chống viêm nonsteroid, codein, nếu đau quá thì cho morphin 0,01g tiêm dưới da
• Xét thở máy nếu PaO2 < 60 mmhg mặc dù đã thở Oxy 100%
• Nếu có trụy tim mạch : cần đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, truyền dịch ( nacl, glucose đẳng trương ) duy trì áp lực tĩnh mạch trung tâm từ 5-9 cm h2o . nếu huyết áp vẫn thấp <90mmhg cần dùng các thuốc vận mạch ( dopamine, dobutamin, noradrenalin , adrenalin)
XIII. ĐIỀU TRỊ
3. Điều trị cụ thể
Thời gian điều trị kháng sinh 7-10 ngày là đủ. Khi nghi ngờ hoặc xác định là tụ cầu hoặc trực khuẩn đường ruột Gram (-) thì thời gian điều trị kháng sinh kéo dài 14-21 ngày.
XIV. DỰ PHÒNG