Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong công tác quảng bá văn hóa

Một phần của tài liệu QUẢNG BÁ VĂN HÓA HÀN QUỐC QUA CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ 2 DAYS 1 NIGHT (Trang 31 - 34)

quốc gia trên kênh truyền hình đối ngoại

Nguyên nhân chính dẫn tới thành công của hoạt động quảng bá văn hóa Hàn Quốc qua chương trình 2 Days 1 Night đó là nằm ở sự mới mẻ và linh hoạt trong nội dung và cách thể hiện. Xuyên suốt mười ba năm phát sóng, cho dù chiếc khung vẫn luôn là chuyến du lịch bụi trong hai ngày một đêm của những khách mời, nhưng 2 Days 1 Night vẫn thu hút được một lượng khán giả lớn cả trong và ngoài nước, vẫn khơi gợi lên những hứng thú tìm hiểu và trải nhiệm của công chúng. Đó là bởi vì tuy chiếc “gốc” bao năm vẫn không đổi, thế nhưng cách thể hiện những nội dung trong từng tập của chương trình lại khác nhau. Từ địa danh, ẩm thực, các trò chơi, cho tới cách biên tập, cách tổ sản xuất khéo léo lồng ghép những giá trị tốt đẹp vào trong cảnh của một chương trình chỉ có thời lượng vòng 1 giờ 30 phút được phát sóng vào các ngày chủ nhật. Và Việt Nam cũng nên như vậy, không ngừng đổi mới những nội dung phục vụ cho việc quảng bá văn hóa quốc gia

Việt Nam cũng có rất nhiều nét đặc trưng, độc đáo, những bản sắc đẹp, những cảnh quan thu hút công chúng. Và những giá trị ấy cần được quảng bá tích cực hơn tới bạn bè quốc tế, thông qua các kênh thông tin đối ngoại, bằng

nhiều hình thức, nhiều cách thể hiện, để có thể vươn tới trái tim nhiều người, hơn là chỉ tập trung vào một hoặc một vài đối tượng giới hạn. Nếu như đối tượng người cao tuổi thích những phóng sự, những bộ phim tài liệu; thì giới trẻ – những người được coi là “tương lai” của cả thế giới, lại hướng sự quan tâm vào âm nhạc, phim ảnh; hay trẻ em – đối tượng hiện nay chưa thật sự nhận được nhiều sự quan tâm trong công tác quảng bá văn hóa quốc gia qua các kênh truyền hình đối ngoại, có hứng thú với hoạt hình hoặc những trò chơi. Xác định được những nhóm đối tượng và mối quan tâm của họ, từ đó lựa chọn những công cụ quảng bá phù hợp, và kết hợp chúng lại với nhau nếu có thể, như trường hợp của chương trình 2 Days 1 Night, công tác quảng bá văn hóa quốc gia qua các kênh truyền hình đối ngoại nói chung và công tác quảng bá văn hóa quốc gia thông qua các chương trình truyền hình thực tế nói riêng sẽ đạt hiệu quả cao và tối ưu.

Tuy nhiên, trong hoạt động quảng bá văn hóa quốc gia trên kênh truyền hình đối ngoại, các đài truyền hình, các hãng thông tấn cần phải đảm bảo tính đúng đắn của nội dung muốn truyền tải, muốn giới thiệu. Tránh tô hồng, tránh tang bốc quá đà, gây phản cảm, tạo nên những ấn tượng không tốt cho khán giả, cho công chúng.

KẾT LUẬN

Quảng bá văn hóa quốc gia ra thế giới là một hoạt động rất quan trọng trong việc thực hiện công tác ngoại giao văn hóa hiện này. Một trong những công cụ tốt nhất để thực hiện được điều này đó chính là việc sử dụng chương trình thực tế phát sóng qua các nền tảng truyền hình đối ngoại.

Công tác quảng bá văn hóa của một quốc gia thông qua nền tảng truyền hình đối ngoại cần được chú trọng, quan tâm và đầu tư kĩ càng để có thể phát huy được tốt nhất khả năng và hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. T.S Đinh Thị Thúy Hằng (2007): PR – Kiến thức cơ bản và Đạo đức nghề nghiệp, Nxb. Lao Động xã hội, Hà Nội.

Tiếng Anh:

1. Joanna Elfving-Hwang (2013): South Korean Cultural Diplomacy and Brokering” K – Culture” outside Asia

2. Sang Yeon-sung (2010): Construcing a New Image: Hallyu in Taiwan, European Journal of East Asian Studies

Tiếng Hàn Quốc:

1. 외외외 (2011), 2011 박박박박

2. 외외외 (2010), 2010 박박박박

3. KPDF (Korea Public Diplomacy Forum) (2012): International Symposium 2012

Website:

1. https://www.diva-

portal.org/smash/get/diva2:699591/FULLTEXT01.pdf

Một phần của tài liệu QUẢNG BÁ VĂN HÓA HÀN QUỐC QUA CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ 2 DAYS 1 NIGHT (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w