Các kết luận chính

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng chịu lửa của các cấu kiện thép chịu lực được bọc bảo vệ ứng dụng cho các công trình nhà tại việt nam TT (Trang 26)

- Quy trình thiết kế kết cấu chịu lực trong điều kiện chịu lửa là rất cần thiết, có tính thực tiễn cao, cần được nghiên cứu sâu để áp dụng vào thực tế thiết kế. - Quy trình tính đơn giản hóa SMD thực hiện nhanh, cho kết quả thiên về an toàn khi thời gian chịu lửa ngắn hơn, có thể áp dụng trong những bài toán thiết kế kết cấu theo các khoảng thời gian lớn (tương ứng với các thời gian chịu lửa tiêu chuẩn như 30 phút, 60 phút, 90 phút,…), còn phương pháp mô phỏng số phức tạp hơn, đòi hỏi thời gian thực hiện lâu và có thể áp dụng khi cần chia nhỏ khoảng thời gian đánh giá để kết quả có được độ chính xác cao hơn.

Với hệ số tải trọng 50%, các dầm đỡ sàn được bọc bảo vệ, chịu nhiệt ba mặt có thể chịu lực khi nhiệt độ trong cấu kiện đạt khoảng 660-690oC (phương pháp SMD) và 640-650oC (phương pháp mô phỏng); các cột độc lập được bọc bảo vệ, chịu tác động nhiệt bốn mặt có thể chịu lực khi nhiệt độ đạt khoảng 530-560oC (phương pháp SMD) và 440-500oC (phương pháp mô phỏng).

- Về hiệu quả của các hình thức bọc bảo vệ, các kết quả nhiệt độ phân bố nhiệt độ trên cho thấy hình thức bọc bảo vệ theo chu vi có hiệu quả hơn do vật liệu bọc ôm sát tiết diện, hạn chế ảnh hưởng truyền nhiệt từ phần tử có nhiệt cao trong bản thân cấu kiện thép.

- Với các số liệu khảo sát gồm 15/25/50mm đối với vữa chống cháy và 13/16/26/32mm đối với thạch cao chống cháy, chênh lệch nhiệt độ giữa lớp vữa dày 15mm và 50mm trung bình là 500oC; giữa lớp thạch cao dày 13mm và 32mm trung bình là 250oC cho thấy hiệu quả cách nhiệt rõ rệt khi tăng bề dày của các lớp vật liệu bảo vệ.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng chịu lửa của các cấu kiện thép chịu lực được bọc bảo vệ ứng dụng cho các công trình nhà tại việt nam TT (Trang 26)