Các giai đoạn thu hút vốn ĐTNN trên TTCK Việt Nam

Một phần của tài liệu tình hình thu hút vốn nước ngoài vào việt nam thông qua thị trường chứng khoán trong thời gian qua (7/2000 - 8/2006) (Trang 27 - 41)

- 1.1.3 Các hình thức thu hút vốn ĐTNN trên TTCK

2.2.2. Các giai đoạn thu hút vốn ĐTNN trên TTCK Việt Nam

Giao dịch chính thức đầu tiên của người nước ngoài qua TTCK Việt Nam được thực hiện vào năm 2001. Và cho đến nay khối lượng và giá trị giao dịch của các NĐTNN vẫn không ngừng tăng lên, tác động không nhỏ đến sự tăng trưởng của TTCK Việt Nam. Tính đến hết ngày 10/08/2006, NĐTNN nắm giữ tổng cộng 192.601.959 cổ phiếu, chiếm 24,6% tổng số cổ phiếu niêm yết trên thị trường và 11.692.220 chứng chỉ quỹ đầu tư, chiếm 38,97% tổng số chứng chỉ quỹ niêm yết. Giá trị thị trường cổ phiếu do NĐTNN nắm giữ là 11.829 tỷ đồng, chứng chỉ quỹ đầu tư là 615 tỷ đồng, tổng cộng là 12.444 tỷ đồng, tương đương 777 triệu USD.

Có thể chia tình hình giao dịch của NĐTNN thành 4 giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất - từ 28/7/2000 đến 30/3/2001: TTCK mới hình thành,

không có giao dịch của NĐTNN.

- Giai đoạn thứ hai - từ 02/04/2001 đến 08/08/2003: TTCK có nhiều biến động, NĐTNN bắt đầu tham gia thị trường nhưng quy mô rất nhỏ.

- Giai đoạn thứ ba – từ 11/8/2003 đến 21/10/2005: Đây là giai đoạn mà tỷ lệ sở hữu tối đa theo quy định đối với NĐTNN đã được tăng lên 30%, so với 20% trước đây. Giai đoạn này chứng kiến sự tham gia khá sôi động của các NĐTNN. - Giai đoạn từ 24/10/2005 đến nay: Giá trị giao dịch và khối lượng giao dịch của NĐTNN có sự tăng trưởng mạnh mẽ, bao gồm cả mua lẫn bán. Hai lý do chính dẫn đến hiện tượng này bao gồm sự tăng trưởng về cả chất lẫn lượng của TTCK Việt Nam và quy định mới trong tỷ lệ sở hữu tối đa của NĐTNN (tăng từ 30% lên 49%).

2.2.2.1. Giai đon th 1: T 28/07/2000 đến 30/03/2001:

Giai đoạn này kéo dài 101 phiên, kể từ ngày khai trương thị trường đến ngày 30/03/2001. Trong suốt cả giai đoạn này không hề có một giao dịch nào của NĐTNN được thực hiện. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là vào lúc này, TTCK Việt Nam còn quá non trẻ và quy mô của thị trường quá nhỏ. Tính đến ngày 30/03/2001, thị trường mới chỉ có 5 loại cổ phiếu với tổng số lượng cổ phiếu niêm yết là 41.117.840 cổ phiếu và giá trị vốn hóa thị trường 2.001.428.784 đồng. Tính thanh khoản thấp của thị trường cũng là một trong những nguyên nhân khiến NĐTNN tỏ ra dè dặt. Trong các phiên giao dịch, mặc dù tất cả các cổ phiếu đều được đặt mua với số lượng rất lớn, nhưng hầu như có rất ít cổ phiếu được bán ra. Chính vì vậy giá trị giao dịch trung bình 1 phiên trong giai đọan này chỉ đạt 2,5 tỷ đồng.

Tuy chưa tham gia giao dịch trên thị trường nhưng NĐTNN cũng đã có những tác động tích cực tới TTCK Việt Nam. Điều này thể hiện rõ nét ở vai trò của một số quỹ đầu tư chứng khoán, thông qua một số đối tác Việt Nam để mua cổ phiếu của các công ty cổ phần hóa trên thị trường sơ cấp, đồng góp phần thúc đẩy nhanh chóng quá trình niêm yết của một số công ty.

Bảng 3: Tình hình giao dịch cổ phiếu toàn thị trường giai đoạn 28/07/2000 - 31/3/2001

Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị

Số phiên giao dịch Phiên 101

Tổng GTGD toàn thị trường Triệu đồng 257.034

GTGD toàn thị trường TB 1 phiên Triệu đồng 2.545

Tốc độ tăng trưởng tổng GTGD toàn thị

trường % 103,31%

Tổng KLGD toàn thị trường Cổ phiếu 7.602.410

KLGD toàn thị trường TB 1 phiên Cổ phiếu 75.271

Tốc độ tăng trưởng của KLGD toàn thị

trường % 102,38%

Nguồn: TTGDCK TP.HCM

2.2.2.2. Giai đon th 2: T 02/04/2001 đến 08/08/2003:

Có thể nói, đây là thời kỳ thăng trầm nhất của TTCK trong lịch sử 6 năm của TTCK, cũng là giai đoạn đánh dấu sự tham gia lần đầu tiên của các NĐTNN trên TTCK tập trung. Khởi đầu của giai đoạn này là phiên giao dịch thứ 102 ngày 02/04/2001 với sự kiện ông David Huw Appleton, một nhà đầu tư người Anh đã tham gia trên TTCK Việt Nam và mua được 100 cổ phiếu TMS. Trong giai đoạn này, giá chứng khoán vẫn tăng liên tục, đạt mức kỷ lục 571,04 điểm vào phiên giao dịch thứ 137 ngày 25/06/2001, rồi sau đó lại hầu như giảm liên tục trong suốt 16 tháng (đến ngày 24/10/2003, chỉ số VN INDEX chạm mức đáy là 130,90 điểm). Do là giai đoạn đầu mang tính chất thăm dò nên hình ảnh và tầm ảnh hưởng của NĐTNN đến hoạt động của thị trường vẫn khá nhạt nhòa.

Toàn bộ giai đoạn 2 từ 02/04/2001 đến 08/08/2003 có 498 phiên giao dịch, giá trị giao dịch toàn thị trường trung bình 1 phiên là 5.162 triệu đồng, trung bình mỗi phiên giá trị giao dịch mua của ĐTNN chỉ chiếm 4,17% giá trị giao dịch thị trường và giá trị giao dịch bán của NĐTNN chỉ chiếm 0,20% giá trị giao dịch thị trường. Trong suốt 498 phiên giao dịch, NĐTNN chỉ tham gia mua trong 121 phiên và bán trong 12 phiên. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của giá trị giao dịch mua và bán của NĐTNN trung bình 1 phiên lại tốc độ tăng trưởng của tổng giá trị giao dịch

toàn thị trường. Đây có thể xem là một tín hiệu tốt đầu tiên đối với tình hình thu hút vốn nước ngoài trên TTCK.

Bảng 4: Quy mô giao dịch của NĐTNN giai đoạn 02/04/2001 - 08/08/2003

Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị

Số phiên giao dịch Phiên 498 Tổng GTGD toàn thị trường Triệu đồng 2.570.525 GTGD toàn thị trường TB 1 phiên Triệu đồng 5.162 Tốc độ tăng trưởng tổng GTGD toàn thị trường % 99,67% GTGD mua của NĐTNN Triệu đồng 89.720 GTGD mua của NĐTNN TB 1 phiên Triệu đồng 180 Tốc độ tăng trưởng GTGD mua của NĐTNN % 40,47%

Tỷ trọng GTGD mua của NĐTNN trong tổng

GTGD toàn thị trường TB 1 phiên % 4,17% GTGD bán của NĐTNN Triệu đồng 3.603

GTGD bán của NĐTNN TB 1 phiên Triệu đồng 7 Tốc độ tăng trưởng GTGD bán của NĐTNN % -1,78%

Tỷ trọng GTGD bán của NĐTNN trong tổng GTGD

toàn thị trường TB 1 phiên % 0,20% Tổng KLGD toàn thị trường Cổ phiếu 71.577.549 KLGD toàn thị trường TB 1 phiên Cổ phiếu 143.730 Tốc độ tăng trưởng của KLGD toàn thị trường % 99,89% KLGD mua của NĐTNN Cổ phiếu 2.888.369 KLGD mua của NĐTNN TB1 phiên Cổ phiếu 5.800 Tốc độ tăng trưởng của KLGD mua của NĐTNN % 64,16%

Tỷ trọng KLGD mua của NĐTNN trong KLGD

toàn thị trường % 3,50%

KLGD bán của NĐTNN Cổ phiếu 82.000 KLGD bán của NĐTNN trung bình 1 phiên Cổ phiếu 165 Tốc độ tăng trưởng của KLGD bán của NĐTNN % -2,01% Tỷ trọng KLGD bán của NĐTNN trong tổng KLGD

toàn thị trường TB 1 phiên % 0,17% Điểm đáng lưu ý là ở giai đoạn này, mức sở hữu tối đa của NĐTNN đối với cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết vẫn dựa trên các quy định tại quyết định 139/1999/QĐ-TTg ngày 10/6/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Theo quyết định này,

các tổ chức, cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành, chứng chỉ quỹ đầu tư của một quỹ đầu tư chứng khoán, trong đó một tổ chức nước ngoài được nắm giữ tối đa 7% và một cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 3%. Quy định này thu hẹp phạm vi và mức độ NĐTNN được mua cổ phiếu tại doanh nghiệp theo Quy chế bán cổ phần cho người nước ngoài ban hành theo Quyết định số 145/1999/QĐ-TTg ngày 28/06/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Quy chế này quy định tổng giá trị cổ phần bán cho người nước ngoài không được vượt quá 30% vốn điều lệ của công ty.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 08/08/2003, tình hình sở hữu cổ phiếu của NĐTNN như sau:

Bảng 5: Tình hình sở hữu cổ phiếu của NĐTNN ngày 08/08/2003

STT Cổ phiếu KLCP (total room) được sở hữu mua (current room) KLCP còn được phép T(ownership ratio) ỷ lệđang sở hữu

1 REE 6.750.000 2.249.000 20,00% 2 SAM 5.400.000 3.536.150 10,30% 3 HAP 602.400 519.380 4,14% 4 TMS 660.000 220.300 20,00% 5 LAF 572.952 190.984 20,00% 6 SGH 529.890 466.360 3,61% 7 CAN 1.050.000 350.000 20,00% 8 DPC 476.184 377.884 6,19% 9 BBC 1.680.000 729.240 16,98% 10 TRI 1.137.090 501.790 16,51% 11 GIL 765.000 385.000 14,13% 12 BTC 378.404 290.704 6,95% 13 BPC 1.140.000 1.139.500 0,01% 14 BT6 1.764.807 1.702.587 0,47% 15 GMD 5.153.537 4.293.227 2,77% 16 AGF 1.253.739 426.099 18,86% 17 SAV 1.350.000 1.329.600 0,42% 18 TS4 450.000 150.000 20,00% 19 KHA 627.000 548.900 3,74% 20 HAS 360.000 359.480 0,04% 21 VTC 539.322 518.322 1,17% Tổng cộng 32.640.325 20.284.507

Theo danh sách này thì có 5 cổ phiếu trong số 21 cổ phiếu niêm yết đã gần hết “room”, và đa phần trong số đó là các cổ phiếu thuộc danh sách được NĐTNN mua nhiều nhất. Tuy vẫn còn nhiều loại cổ phiếu có hạn mức đầu tư cho NĐTNN còn rộng rãi, nhưng có lẽ dưới góc nhìn của NĐTNN, nó không có lực hấp dẫn và họ cũng không bao giờ đưa ra quyết định đầu tư theo kiểu bằng mọi giá. Như vậy có thể thấy, mức trần 20% là một trong những nguyên nhân cản trở NĐTNN gia tăng lượng mua vào cổ phiếu trên TTCK Việt Nam ở thời kỳ này. Ngoài ra, quy mô của thị trường cũng như chất lượng hàng hóa trên thị trường cũng là yếu tố cản trở các NĐTNN, nhất là các nhà đầu tư tổ chức tham gia vào thị trường.

Bảng 6 : Một số chỉ tiêu chính của TTCK Việt Nam giai đoạn 02/04/2001 - 08/08/2003:

Giai đoạn Số lượng công ty niêm yết SLCP niêm yết Giá trị vốn hóa thị trường (triệu đồng) P/E trung bình thị trường Tính trung bình cả giai đoạn 15,5 79.085.984 2.169.219 11,58 Tại ngày 08/08/2003 21 108.789.780 2.066.146 6,65 Nguồn: TTGDCK Tp. HCM 2.2.2.3. Giai đon th 3: T 11/08/2003 đến 21/10/2005:

Giai đoạn thứ 3 được mở đầu bằng một sự kiện quan trọng đối với các NĐTNN, đó là vào ngày 11/08/2003, quyết định số 146/2003/QĐ-TTg về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam, thay thế cho quyết định 139/1999/QĐ-TTg ngày 10/6/1999, chính thức có hiệu lực. Kể từ đây, các tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ tối đa 30% tổng số cổ phiếu niêm yết của một tổ chức phát hành.

Đây là giai đoạn mà giá trị và khối lượng giao dịch của NĐTNN có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Trung bình một phiên NĐTNN mua nhiều gấp 7 lần giai đoạn trước và bán nhiều gấp 38,5 lần (tính theo giá trị giao dịch). Quy mô giao dịch của thị trường cũng tăng gấp nhiều lần so với giai đoạn trước. Cụ thể, giá trị giao dịch

trung bình 1 phiên tăng 14,8 lần và khối lượng giao dịch trung bình 1 phiên tăng 6,8 lần.

Bảng 7: Quy mô giao dịch của NĐTNN giai đoạn 11/08/2003 - 21/10/2005

Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị

Số phiên giao dịch Phiên 552

Tổng GTGD toàn thị trường Triệu đồng 42.379.027 GTGD toàn thị trường TB 1 phiên Triệu đồng 76.774 Tốc độ tăng trưởng tổng GTGD toàn thị

trường % 100,91%

GTGD mua của NĐTNN Triệu đồng 704.106

GTGD mua của NĐTNN TB 1 phiên Triệu đồng 1.276

Tốc độ tăng trưởng GTGD mua của NĐTNN % 100,35% Tỷ trọng GTGD mua của NĐTNN trong tổng

GTGD toàn thị trường TB 1 phiên % 6,44%

GTGD bán của NĐTNN Triệu đồng 153.934

GTGD bán của NĐTNN TB 1 phiên Triệu đồng 279

Tốc độ tăng trưởng GTGD bán của NĐTNN % 551,50%

Tỷ trọng GTGD bán của NĐTNN trong tổng

GTGD toàn thị trường TB 1 phiên % 0,87%

Tổng KLGD toàn thị trường Cổ phiếu 541.343.220 KLGD toàn thị trường TB 1 phiên Cổ phiếu 980.694 Tốc độ tăng trưởng của KLGD toàn thị trường % 100,72%

KLGD mua của NĐTNN Cổ phiếu 17.011.386

KLGD mua của NĐTNN TB1 phiên Cổ phiếu 30.818

Tốc độ tăng trưởng của KLGD mua của

NĐTNN % 100,36%

Tỷ trọng KLGD mua của NĐTNN trong

KLGD toàn thị trường % 5,78%

KLGD bán của NĐTNN Cổ phiếu 7.115.220

KLGD bán của NĐTNN trung bình 1 phiên Cổ phiếu 12.890 Tốc độ tăng trưởng của KLGD bán của

NĐTNN % 601,60%

Tỷ trọng KLGD bán của NĐTNN trong tổng

KLGD toàn thị trường TB 1 phiên % 1,29%

Ngun: TTGDCK Tp. HCM

Biểu đồ 1: Diễn biến chỉ số VN INDEX giai đoạn 11/08/2003 – 21/10/2005 - 50,00 100,00 150,00 200,00 250,00 300,00 350,00 Phiên giao dch Đ i m VN INDEX VN INDEX 141,6 132,7 169,1 257,4 250,9 224,4 233,5 237,2 241,5 244,8 248,9 306,7 602 652 702 752 802 852 902 952 1002 1052 1102 1152

NĐTNN tham gia giao dịch khá thường xuyên, trong đó có 497 phiên mua và 311 phiên bán. Tuy nhiên, giao dịch của NĐTNN vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trên thị trường: tỷ trọng giá trị giao dịch mua của NĐTNN trung bình 1 phiên chỉ đạt mức 6,44% và tỷ trọng giá trị giao dịch bán chỉ đạt 0,87%. Nhà đầu tư trong nước vẫn chiếm đại đa số trong các giao dịch của thị trường.

Nếu như năm 2003 thể hiện một bức tranh ảm đạm của TTCK trên nhiều phương diện, từ giá trị giao dịch, chỉ số VN INDEX cho đến số lượng hàng hóa thì đến năm 2004, sau khi quyết định 146/2003/QĐ-TTg có hiệu lực, tình hình thị trường có nhiều dấu hiệu khả quan. Số lượng tài khoản NĐTNN mở tại các công ty chứng khoán trong năm 2004 tăng vọt lên mức 207 tài khoản, tăng gấp 7 lần so với

năm 2003, trong đó có 186 nhà đầu tư cá nhân và 21 tổ chức (nguồn: TTGDCK Tp. HCM). Chỉ số VN INDEX diễn biến khá ổn định, theo xu hướng tăng dần. Giá trị giao dịch bình quân tăng 71%, số lượng cổ phiếu niêm yết tăng 63%.

Một động thái khác biểu hiện chính sách ưu đãi của chính phủ Việt Nam dành cho các NĐTNN là sự ra đời của quyết định 1550/2004/QĐ-NHNN ngày 6/12/2004 của Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối đối với mua bán chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài. Quyết định này đã dỡ bỏ ràng buộc điều kiện rút vốn của NĐTNN, trong khi Quyết định 998/2002/QĐ-NHNN trước đây quy định NĐTNN chỉ được chuyển ra nước ngoài phần vốn đầu tư sau 1 năm kể từ ngày vốn đó được chuyển vào tài khoản giao dịch chứng khoán bằng đồng tiền Việt Nam (Việt NamĐ). Cũng theo Quyết định 1550, việc chuyển các khoản thu nhập từ đầu tư chứng khoán (cổ tức, trái tức, chênh lệnh giá…) ra nước ngoài cũng thuận lợi hơn, tức là nhà ĐTTN chỉ cần hoàn tất các nghĩa vụ về thuế với Nhà nước là được quyền mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài. Ngoài ra Quyết định 1550 cho phép NĐTNN được mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán và công ty chứng khoán sẽ đảm trách việc kiểm soát dòng tiền vào, ra của NĐTNN thông qua một ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ, khác với quy định trước đây của Quyết định 998 là NĐTNN muốn mua bán chứng khoán niêm yết phải mở tài khoản lưu ký và tài khoản giao dịch chứng khoán tại thành viên lưu ký nước ngoài.

2.2.2.4. Giai đon th 4: T 24/10/2005 đến nay

Ngày 24/10/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 238/2005/QĐ- TTg về nâng tỷ lệ sở hũu cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch và chứng chỉ quỹ của NĐTNN từ 30 lên 49%. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp kéo chỉ số VN INDEX tăng đều đặn từ 240 lên trên 300 điểm cho đến hết năm 2005. Đỉnh điểm của những diễn biến sôi động của thị trường là vào các tháng 4 và 5/2006, khi mà quy mô của

Một phần của tài liệu tình hình thu hút vốn nước ngoài vào việt nam thông qua thị trường chứng khoán trong thời gian qua (7/2000 - 8/2006) (Trang 27 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)