Khó Khăn, bất cập trong việc thực thi Pháp luật phá sản

Một phần của tài liệu Pháp luật về phá sản doanh nghiệp 4 (Trang 28 - 34)

III. Các bất cập trong quy định pháp luật hiện hành.

A. Khó Khăn, bất cập trong việc thực thi Pháp luật phá sản

luật phá sản

Theo LPS năm 2014, hội nghị chủ nợ có vai trò quan trọng trong việc quyết định cho DN, HTX được áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế việc tổ chức hội nghị chủ nợ thường không đơn giản do các chủ nợ có tâm lý muốn xé lẻ để đòi nợ riêng mà không muốn tập hợp lại vì mục đích chung để giúp DN, HTX được phục hồi hay các chủ nợ được thanh toán theo trình tự luật định

Nhận thức pháp luật phá sản còn chưa đồng đều; nhiều quy định của LPS năm 2014 phản ánh những tư tưởng mới (khái niệm DN, HTX mất khả năng thanh toán), chế định mới (quản tài viên); một số quy định của LPS chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau; việc giải quyết vụ việc phá sản là loại việc khó, được đánh giá là “siêu vụ án” trong khi thực tiễn một số tòa án chưa có nhiều vụ việc phải giải quyết dẫn đến lúng túng.

Qua tổng hợp từ thực tiễn thi hành Luật Phá sản 2014, có thể nói, quy định của Luật Phá sản 2014 khi áp dụng còn gặp nhiều khó

khăn, vướng mắc, dưới đây chỉ là những vướng măc chính từ hoạt động giải quyết phá sản của Tòa án:

Về khái niệm doanh nghiệp, họp tác xã mất khả năng thanh toán

Khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014 quy định doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Thực tế, việc doanh nghiệp có khoản nợ quá hạn 03 tháng là rất phổ biến, việc không thanh toán các khoản nợ quá hạn này có nhiều nguyên nhân, trong đó có trường hợp xuất phát từ tình trạng khó khăn, mắt cân đối tài chính tạm thời cùa doanh nghiệp mắc nợ, nhưng cùng có trường hợp do các bên có tranh chấp về chính khoản nợ đó. hoặc do doanh nghiệp cố tình không chịu thanh toán nợ nhằm mục đích chiếm dụng vốn của chù nợ. Lẽ ra các khoản nợ quá hạn này cần được giải quyết bằng con đường tố tụng dân sự nhưng chủ nợ lại yêu cầu mở thủ tục phá sản đề gây sức ép trả nợ đối với doanh nghiệp bị yêu cầu. Điều này làm ãnh hưởng rất lớn đến uy tín và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí lại là nguyên nhân chính dẫn đến làm ăn thua lỗ sau đó và phải phá sản “thật”. Do vậy, mặc dù có quy định rõ ràng nhưng vần có sự không thống nhất quan điểm áp dụng pháp luật khi đánh giá, xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Về quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Điều 5)

Một là, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Phá sản 2014 thì chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thù tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Trường hợp chủ nợ không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đổi với doanh nghiệp, hợp tác xã không thanh toán khoản nợ đến hạn mà khởi kiện tại Tòa án yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã trả nợ và được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; sau đó, chủ nợ có đơn yêu cầu thi hành án, Cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án hoặc bản án, quyết định đang được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã không thanh toán nợ không?

Hai là, doanh nghiệp sử dụng các tài sản có giá trị của doanh nghiệp (như nhà xưởng, máy móc, dây chuyền sản xuất, giá trị quyền sử dụng đất...) thế chấp cho Ngân hàng để vay vốn. Khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, Ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ bằng hình thức mua lại toàn bộ tài sản thế chấp, như vậy các khoản nợ lương, nợ bảo hiểm, các khoản nợ khác không có bảo đảm sẽ không được thanh toán. Có ý kiến đề nghị khi xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp dẫn đến ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cùa doanh nghiệp hoặc đe dọa sự tồn tại của doanh nghiệp thì chủ nợ phải nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp…

Tham luận cũng nên ra nhiều vướng mắc khác, cũng như nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.

Về tiêu chí để xác định doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán:

- Luật phá sản năm 2014 quy định doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Tuy nhiên, trên thực tế có không ít những doanh nghiệp, hợp tác xã lại là chủ nợ với số tiền lớn hơn số nợ phải thanh

toán cho các chủ nợ yêu cầu tuyên bố phá sản, các doanh nghiệp, hợp tác xã này hoàn toàn có thiện chí trả nợ cho các chủ nợ yêu cầu tuyên bố phá sản nhưng vì lí do chưa thu hồi được tiền trong kinh doanh nên không có khả năng trả nợ và các chủ nợ yêu cầu tuyên bố phá sản không đồng ý thương lượng gia hạn, theo đó đề nghị Tòa án tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã. Điều này vô hình chung làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và hoạt động kinh doanh của là doanh nghiệp, hợp tác xã, thậm chí lại là nguyên nhân chính dẫn đến làm ăn thua lỗ sau đó và phải phá sản “thật”.

b. Giải pháp

- Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về số tiền tạm ứng chi phí phá sản phải nộp và việc sử dụng tài khoản phá sản do Tòa án mở tại Ngân hàng.

- Bổ sung thêm quy định về thủ tục giải quyết án phá sản trong trường hợp vắng mặt người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp. - Bổ sung thêm quy định về bắt buộc doanh nghiệp, hợp tác xã phải kiểm toán báo cáo tài chính khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

- Cần xem xét thêm đối với tiêu chí để đánh giá doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

- Bổ sung quy định chi tiết về việc mở tài khoản ngân hàng của Tòa án khi giải quyết phá sản.

- Ban hành văn bản quy định về việc xác định số tiền tạm ứng chi phí phá sản.

- Bổ sung quy định về trường hợp tách khoản nợ có tài sản bảo đảm để xử lý ngay và việc thi hành quyết định xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp đã tách khoản nợ, đồng thời bỏ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 53 Luật Phá sản.

- Bổ sung quy định tại Luật Phá sản quy định rõ về cách thức xử lý tài sản bảo đảm của bên thứ ba, theo hướng không đình chỉ xử lý việc thi hành án

- Thời hạn ra quyết định thi hành án chưa thống nhất giữa Luật Thi hành án dân sự và Luật Phá sản, đề nghị điều chỉnh lại để đảm bảo tính nhất quán. Để đảm bảo tính thống nhất và quyền lợi hợp pháp của các chủ nợ, đề nghị sửa đổi Luật Phá sản theo hướng tương thích với Luật thi hành án dân sự.

- Sửa Điều 4 Luật Phá sản 2014 theo hướng tăng thời hạn không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 6 tháng hoặc 01 năm, tức là chỉ được yêu câu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời gian 6 tháng hoặc 01 năm kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Tài liệu tham khảo

Tiếng việt

1 Luật Thương Mại 2015 2 Luật Phá sản 2014

3 Trần Văn Phương- Thủ tục phá sản theo pháp luật Việt Nam, Thực tiễn tại Quảng Trị

4 PGS, TS. Dương Đăng Huệ Ths. Nguyễn Thanh Tịnh Tham gia biên soạn: 1. Luật gia Từ Văn Nhũ 2. Luật gia Bùi Thị Hải 3. Luật gia Cao Đăng Vinh 4. Luật gia Trần Minh Sơn - THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN VÀ VIỆC HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT KINH DOANH TẠI VIỆT NAM"

Link https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2017/02/12/khi-niem-ph-san- thu-tuc-php-san-v-nhung-lin-he-den-luat-ph-san-nam-2014/ https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phap-luat-pha-san-mot-so-bat- cap-va-giai-phap-gop-phan-hoan-thien-75960.htm http://hul.hueuni.edu.vn/upload/file/tn_caohoc/tt-tran-van- phuong.pdf https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/Tieu-luan--Mot-so-van-de-ve- pha-san-doanh-nghiep-11329/ *** https://lsvn.vn/pha-san-doanh-nghiep-nhung-van-de-con-bat-cap- trong-thuc-hien.html https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/117/566 https://tailieu.vn/doc/de-tai-thuc-trang-phap-luat-ve-pha-san-va-viec- hoan-thien-moi-truong-phap-luat-kinh-doanh-tai-viet-218472.html ****

Một phần của tài liệu Pháp luật về phá sản doanh nghiệp 4 (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w