Các bất cập của pháp luật điều chỉnh về mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa (Trang 25 - 28)

3.1. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa: Luật thương mại 2005 không quy định rõ ràng trong hợp đồng MUA BÁN HÀNG HÓA, chỉ cần một bên chủ thể là thương nhân, hay tất cả các bên chủ thể tham gia vào hợp đồng này đều bắt buộc phải

10 Mai Nguyệt Minh. Luận văn Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam. Khoa Luật

11 Đinh Thị Thanh Huyền. Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam hiện nay. Khoa Luật

là thương nhân ? Việc không quy định rõ về vấn đề này có thể gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn, nhất là trong việc xác định hiệu lực pháp lý về mặt chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa.

3.2. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa: Khái niệm “hàng hoá” do

Luật thương mại 2005 đưa ra nhìn chung tương đối hợp lý và phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế nói chung. Tuy nhiên, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần được quy định chặt chẽ và cụ thể hơn nữa, không chỉ tuân thủ quy định pháp luật của nước bên bán mà còn phải tuân thủ quy định pháp luật của nước bên mua.

3.3. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa: LTM 2005 quy định: Hợp

đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi thực tế (Điều 24). Song trên thực tế, có nhiều tranh chấp đã xảy ra đối với các hợp đồng được thể hiện bằng lời nói hoặc bằng hành vi thực tế nhưng không được cơ quan tài phán xét xử do thiếu chứng cứ chứng minh sự tồn tại của hợp đồng đó. Do đó, cần có quy định cụ thể hơn về vấn đề này để pháp luật đạt hiệu quả điều chỉnh tốt hơn trong cuộc sống.

3.4 Đối với các quy định pháp luật về xác lập quan hệ mua bán hàng hóa:

Nhìn chung, pháp luật thương mại Việt Nam hiện hành quy định về quá trình xác lập quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa còn khá đơn giản và sơ sài, chẳng hạn như giá trị pháp lý của đơn chào hàng được quy định rất đơn giản. BLDS 2005 quy định về đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trên cơ sở đó, LTM 2005 cụ thể hoá thành quy định về chào hàng và chấp nhận chào hàng. Về chào hàng: có hai hình thức đơn giản và mang tính truyền thống là chào bán hàng và chào mua hàng. Trong khi đó, pháp luật của nhiều quốc gia cũng như trong thực tiễn thương mại quốc tế tồn tại rất nhiều hình thức chào hàng khác ngoài hai hình thức trên, ví dụ: chào hàng tự do và chào hàng cố định, với những giá trị pháp lý khác nhau

3.5. Về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa: Có một số điểm chưa phù

hợp với thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế, cụ thể:

+ Pháp luật của đa số các nước cũng như thực tiễn thương mại quốc tế đểu công nhận: người bán hàng có quyền yêu cầu người mua hàng phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm thanh toán trong trường hợp người mua chậm thanh toán tiền hàng. So với lãi suất nợ quá hạn trong dân sự, lãi suất nợ quá hạn trong các quan hệ mua bán hàng hóa thường được pháp luật các nước quy định cao hơn rất nhiều vì cho rằng “tiền được thương nhân dùng để kinh doanh với tư cách là vốn chứ không thuần tuý là giá trị trao đổi như trong các giao dịch dân sự Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Điều 306 – LTM 2005) thì cách tính lãi được dựa trên cách tính lãi suất đối với nợ quá hạn trong quan hệ dân sự. Điều này rõ ràng là một sự bất hợp lý, và không phù hợp với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế. Do đó, cần sửa đổi quy định này để tạo thuận lợi cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế .

3.6. Các quy định pháp luật về chế tài thương mại và giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa.

+ Đối với chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng: Không nên quy định cho bên bị vi phạm quyền gia hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng “ trong một thời hạn hợp lý ”. Pháp luật quy định như vậy rất chung chung, khó áp dụng trong thực tiễn. (Điều 298 – LTM 2005 ).

+ Đối với chế tài bồi thường thiệt hại: Trong nội dung của các quy định pháp luật về chế tài này có rất nhiều khái niệm mang tính chất định tính, rất khó xác định trên thực tế. Ví dụ: “ tổn thất thực tế và trực tiếp” được xác định như thế nào ? Thế nào là “khoản lợi đáng lẽ được hưởng”? Tính chất “trực tiếp” của khoản lợi đó được xác định như thế nào? Những biện pháp nào được coi là “biện pháp hợp lý” mà bên bị vi phạm phải áp dụng để hạn chế tổn thất chính sách thể xảy ra? Những vấn đề này chắc chắn sẽ được xác định khác nhau trong những trường hợp cụ thể khác nhau trên thực tế.

3.7. Về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng

của bên vi phạm: Pháp luật quy định trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng là

trường hợp mà bên có hành vi vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm pháp lý liên quan đến vi phạm đó. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể, rõ ràng thế nào là “sự kiện bất khả kháng”. Điều này gây khó khăn cho việc áp dụng quy định pháp luật này vào thực tiễn.

Trên đây là một số những điểm bất cập và hạn chế còn tồn tại trong các quy định của pháp luật thương mại Việt Nam hiện nay. Trong xu hướng và nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, những hạn chế và bất cập này cần được sửa đổi, bổ sung để phù hợp hơn với pháp luật và thông lệ thương mại quốc tế .

PHẦN KẾT LUẬN

Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc hoàn thiện pháp luật về thương mại hàng hoá nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá nói riêng đang ngày càng trở nên một nhu cầu cấp thiết và tất yếu. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng và hợp đồng mua bán hàng hoá ở Việt Nam hiện nay, là hoạt động cần thiết nhằm góp phần xây dựng một hệ thống các quy định pháp luật về hợp đồng và hợp đồng mua bán hàng hoá ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu thực tiễn và ngày càng phù hợp hơn với pháp luật thương mại quốc tế .

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Luật thương mại tập 2. Trường Đại học luật Hà Nội. NXB Công an nhân dân

2. Luật thương mại 2005

3. Ths. Bùi Ngọc Cường. Giáo trình luật thương mại. NXB Giáo dục

4. Mai Nguyệt Minh. Luận văn Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam. Khoa Luật

5. Đinh Thị Thanh Huyền. Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam hiện nay. Khoa Luật

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa (Trang 25 - 28)